Ngăn Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Mỗi Ngày

31/05/2021 | 829 |
0 Đánh giá

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý xương khớp mãn tính, chỉ sự thoái hóa của hệ thống đĩa đệm cột sống gây ra các cơn đau nhức và hàng loạt các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển xấu đi, thúc đẩy quá trình phục hồi của hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Vậy người bệnh thoái hóa cột sống nên sinh hoạt như thế nào để phòng ngừa biến chứng?

Những yếu tố nguy cơ làm tăng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.

Có nhiều nguyên nhân khiến cột sống thoái hóa, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Thừa cân
  • Béo phì
  • Thói quen sinh hoạt không đúng, ngồi sai tư thế, khiêng vác nặng, ít vận động dẫn đến cứng khớp, bệnh thoái hóa.

 

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D (giúp hấp thụ canxi ở ruột): thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp gây loãng xương, khiến cột sống nhanh bị thoái hóa. Để tránh tình trạng này, bữa ăn hàng ngày nên đầy đủ canxi từ các thực phẩm sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam… và vitamin D từ gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.
Chọn các thực phẩm bổ sung axit béo omega, vitamin E và các chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh. Những dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống và gai cột sống.

 

Bổ sung đầu đủ Canxi, Vitamin D qua bữa ăn hằng ngày

Bổ sung đầu đủ Canxi, Vitamin D qua bữa ăn hằng ngày

Ngoài ra, kiểm soát cân nặng cũng là cách phòng ngừa hiệu quả các bệnh về cột sống nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng. Bởi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực, gây tổn thương. Do đó, khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì cần tiến hành chế độ ăn kiêng hợp lý. Hãy tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
Uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 – 2 lít) để duy trì sự sống cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm. Hạn chế dùng các loại đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu, bia) vì chúng là “kẻ thù” của khớp.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập

Với những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống.

Với những người làm việc văn phòng đòi hỏi phải ngồi nhiều, cứ 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần, thay đổi tư thế, khởi động cơ thể bằng vài động tác vươn vai, tuyệt đối không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian dài. Khoảng cách ngồi cách màn hình máy tính 50 – 66 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ.

Tập thể dục thường xuyên cũng là cách làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Hơn nữa khi tập luyện, cơ thể sản sinh endorphins có thể làm giảm căng thẳng và cơn đau. Hãy bắt đầu với những bài tập: đi bộ, bơi lội, tập gym, aerobic và yoga nhẹ nhàng để kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa.

Tập thể dục hằng ngày nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Tập thể dục hằng ngày nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Khi ngủ, tránh nằm ở 1 tư thế quá lâu, không nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Gối đầu có độ dày phù hợp, không nên nằm gối đầu quá cao.

Trong cuộc sống hiện đại, những người trẻ nên biết cách cân bằng cuộc sống, hạn chế stress, căng thẳng và tăng cân quá mức. Đối với nam giới không hút thuốc lá, vì chất nicotine khiến cho đĩa đệm bị ngăn chặn không thể hấp thu được các vitamin và dưỡng chất cần thiết.

Nếu không xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc khoa học, chính chúng ta đang góp phần cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Sự thoái hóa nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

Điều trị thoái hóa cột sống

Các bệnh lý về xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống nói riêng đều rất khó để điều trị dứt điểm nếu như không có sự kết hợp toàn diện giữa các liệu pháp điều trị cả trong lẫn ngoài. Tuy vậy, các phương pháp điều trị bệnh hiện nay như sử dụng thuốc Tây hay các mẹo chữa bệnh dân gian chỉ đơn thuần làm thuyên giảm các triệu chứng, không thể tấn công mầm mống gây bệnh từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, chúng còn tồn tại những nhược điểm và hạn chế nhất định. Nếu thuốc tây có khả năng gây ra các tác dụng phụ đối với cơ thể khi sử dụng lâu dài thì các bài thuốc dân gian thường cho hiệu quả không rõ rệt, nhất là trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng.

Thay vào đó, một số bài thuốc Đông y đã được các chuyên gia nghiên cứu và bào chế, khắc phục được phần lớn các nhược điểm trên. Trong đó, nổi bật là bài thuốc Mạnh Cốt Linh Mộc Cốt Linh được phân phối chính hãng bởi Công ty ThienThanh Pharma. Với tác dụng giúp mạnh gân cốt, hỗ trợ các trường hợp thoái hóa cột sống, giảm đau thần kinh tọa, đau vai gáy, tê buồn chân tay do thoái hóa cột sống của Mạnh Cốt Linh, có khả năng trị bệnh từ sâu bên trong. Cùng với tinh dầu xoa bóp Mộc Cốt Linh, làm giảm cơn đau nhức cấp nhanh chóng. Sự kết hợp hoàn hảo đã thành công trong việc giúp hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước thoát khỏi hoàn toàn bệnh lý về xương khớp.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Mạnh Cốt Linh

Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập thể dục thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người bệnh thoái hóa cột sống hồi phục chức năng xương khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống nhất là đối với người trung niên, người cao tuổi. 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889