Khô mũi khi thời tiết hanh khô thì nên làm gì?

24/03/2023 | 1005 |
0 Đánh giá

Giai đoạn chuyển mùa thu - đông là khoảng thời gian thời tiết rất hanh khô, độ ẩm không khí giảm mạnh ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp. Trong đó, khô mũi là hiện tượng xảy ra phổ biến nhất. Vậy, khô mũi khi thời tiết hanh khô thì nên làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Khô mũi do thời tiết hanh khô không phải là dấu hiệu của bệnh hô hấp nhưng nó là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mũi.

Nguyên nhân gây khô mũi

Khi bị khô mũi, bạn sẽ cảm thấy mũi bị khô, rát, ngạt hoặc một vài trường hợp có chảy nước mũi. Nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng này là do lớp niêm mạc mũi mỏng, rất dễ tổn thương. Đặc biệt, khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí giảm, mũi chịu ảnh hưởng trực tiếp, làm lớp mao mạch bên trong niêm mạc bị khô và đau, niêm mạc mũi bị kích ứng lâu ngày sẽ làm teo các tuyến tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm hạn chế tiết dịch mũi và gây khô rát mũi.

Khô mũi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Mặc dù đây không phải là dấu hiệu của bệnh hô hấp nhưng cảm giác khô rát do nó gây ra sẽ khiến chúng ta khó chịu, làm giảm sự tập trung cho công việc, học tập. Bên cạnh đó, khô mũi vào mùa đông kéo dài mà không được chữa trị, theo thời gian nó sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công, gây bệnh đường hô hấp, thậm chí là biến chứng mãn tính hoặc gây ra viêm tai giữa, viêm xoang,... Một số trường hợp mũi quá khô còn gây ra chảy máu và nhiễm trùng.

Một số biện pháp phòng tránh và hỗ trợ cải thiện tình trạng khô mũi

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Khô mũi là tình trạng mất cân bằng độ ẩm trong mũi. Do đó, việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ bị khô mũi khi thời tiết hanh khô. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

- Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa: Nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ làm không khí bị khô, càng làm trầm trọng thêm tình trạng khô mũi. Do đó, hãy hạn chế tối đa tình trạng hạ thấp nhiệt độ điều hòa, tránh xa nơi có gió, quạt hoặc hơi điều hòa thổi vào mặt.

- Sử dụng khẩu trang: Sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi giúp tình trạng khô mũi được cải thiện và giảm nguy cơ bị khô mũi khi thời tiết hanh khô.

- Xông hơi nước, tắm nước ấm: Hơi nước giúp giảm khô rát mũi, giảm nghẹt mũi.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp thành mạch máu chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm tình trạng khô mũi, viêm mũi họng. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cam, dâu tây, chanh, cải xoăn...

- Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muỗi biển: Đây là biện pháp được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao. Việc xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi dạng vòi xịt phun sương là cách giảm khô mũi an toàn và hiệu quả. Xịt, rửa mũi sẽ giúp cho đường thở thông thoáng hơn, đảm bảo giữ độ ẩm cho hốc mũi, hỗ trợ giảm khô mũi khi thời tiết hanh khô. Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi là nên chọn dung dịch vệ sinh xịt mũi dạng phun sương có chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, điển hình như Bộ rửa mũi xoang Vesim, nước muối biển Vesim...

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 024.6674.7322 để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992