Nguyên nhân đau mắt đỏ và phương pháp điều trị
Đau mắt đỏ là tình trạng bệnh mà đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại mang đến cảm giác đau nhức, khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân đau mắt đỏ và phương pháp điều trị như thế nào cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đau mắt đỏ hay còn có tên gọi khác là viêm kết mạc, là tình trạng lòng trắng mắt hay kết mạc mi bị vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan từ người sang người qua quá trình tiếp xúc do trong quá trình nói chuyện tuyến nước bọt của người bệnh bắn ra ngoài nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sang người khỏe mạnh.
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ là do đâu?
Nguyên nhân đau mắt đỏ
Các nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ thường gặp bao gồm:
3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau mắt đỏ
-
Do virus: Môi trường không sạch sẽ, ẩm thấp khiến virus tăng trưởng và phát triển, tiếp xúc với nó nếu không rửa tay sạch sẽ nó sẽ xâm nhập vào cơ thể là gây bệnh. Virus là nguyên nhân đau mắt đỏ phổ biến nhất.
Với nguyên nhân này, hầu hết người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Chảy nước mắt, ngứa mắt, rỉ mắt, sưng cộm, mắt nhìn bị mờ.
-
Do vi khuẩn: Khác với virus, vi khuẩn có thể sống cả bên trong và bên ngoài của tế bào khác và chúng có thể tồn tại mà không cần tế bào chủ. Vì vậy, các loại vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,...là nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là phổ biến nhất.
Người bị đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn này cũng có triệu chứng chảy nước mắt, ngứa mắt. sau khi ngủ dậy thường bị dính hai mí mắt lại với nhau do nước rỉ mắt có màu vàng hoặc màu xanh kết lại (làm cho người bệnh khó có thể mở mắt).
Nếu bị đau mắt mà không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và làm trì trệ quá trình phục hồi. Tình trạng bệnh có thể lây qua người khỏe mạnh nếu sử dụng chung các đồ dùng cá nhân hay tiếp xúc với rỉ mắt của người bệnh.
-
Do dị ứng: Tùy từng cá nhân có cơ địa dị ứng với các thành phần khác nhau như dị ứng với phấn hoa, lông động vật,...mà sẽ gây ra tình trạng đau mắt đỏ.
Triệu chứng của đau mắt do các thành phần dị ứng gây ra, cũng giống như hai nguyên nhân trên, đó là ngứa và chảy nước mắt kèm theo đó có thể là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên vơi nguyên nhân này thì bệnh không thể lây lan do không phải vi khuẩn hay virus gây ra để xâm nhập được sang cơ thể người khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Chăm sóc và bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh
Đối với mỗi nguyên nhân gây đau mắt đỏ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau nhưng trước tiên bạn nên tự chăm sóc bằng việc thực hiện các bước sau:
-
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp trong khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị đau mắt. Chất đạm, chất xơ, chất béo,...để tăng cường được hệ miễn dịch cho người bệnh.
-
Ăn nhiều trái cây để để bổ sung các loại vitamin
-
Bảo vệ bản thân bằng sử dụng kính, khẩu trang để tránh vi khuẩn, virus lây lan.
-
Hạn chế sử dụng đồ điện tử trong giai đoạn đau mắt.
-
Sử dụng nguồn nước sạch sẽ, vì nếu nước bị ô nhiễm sẽ càng khiến các tác nhân dễ dàng xâm nhập và lây lan nhanh.
-
Nếu ngứa mắt, người bệnh tránh dùng tay dịu vì có thể sẽ gây tổn thương đến giác mạc
Đối với từng nguyên nhân gây đau mắt, người bệnh lưu ý những vấn đề sau:
-
Điều trị do virus: Dùng phương pháp chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng, phù nề, rửa mặt, mắt bằng nước lạnh và đảm bảo sạch, dùng thêm thuốc nhỏ mắt nhiều lần.
-
Điều trị do vi khuẩn: Tình trạng nhiễm do vi khuẩn người bệnh không nên tự di mua thuốc để điều trị vì có thể ảnh hưởng đến mắt. Đau mắt đỏ do vi khuẩn không dễ dàng khỏi như do virus gây ra, vậy nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với cơ địa.
-
Điều trị do dị ứng: Tránh tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng, đến khám để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp để giảm tình trạng dị ứng. Sử dụng thêm các loại thuốc nhỏ mắt để mắt được dễ chịu, giảm ngứa.
Nguyên nhân đau mắt đỏ và phương pháp điều trị bạn có thể nắm rõ, tuy nhiên tình trạng này lâu khỏi và có thể ảnh hưởng tới thị giác nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy dù với nguyên nhân nào gây ra, người bệnh cũng nên sắp xếp thời gian để đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
Tin tức - Bài viết liên quan