Sự khác biệt giữa hệ tiêu hóa của trẻ với người lớn

10/05/2022 | 555 |
0 Đánh giá

Hệ tiêu hóa của trẻ là nơi chuyển hóa thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ không giống người lớn, vì vậy bậc cha mẹần biết những đặc điểm sau để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề tiêu hóa của trẻ.

Hệ tiêu hóa của trẻ cũng như hệ tiêu hóa của người lớn gồm các cơ quan như: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, và tụy. Thức ăn sẽ di chuyển từ các cơ quan này sang những cơ quan còn lại để giúp cho quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng vào trong cơ thể.

Tuy nhiên, do cơ thể trẻ còn nhỏ chưa phát triển hoàn toàn còn non yếu nên các cơ quan nhỏ và chức năng hoạt động kém hơn so với người lớn.

Miệng

Khoang miệng của trẻ nhỏ do xương hàm trên kém phát triển, vùng lợi có nhiều nếp nhăn, cơ môi và vùng cơ khác hoạt động mạnh hơn, lưỡi dày và rộng các yếu tố này sẽ là yếu tố tác động mạnh khi trẻ bú mẹ.

Đối với niêm mạc miệng của trẻ thì mỏng và mềm mại hơn, có nhiều mao mạch, nhưng lại khá khô đây là lý do khiến nhiều trẻ em dễ bị nhiễm nấm Candida dẫn tới tình trạng tưa miệng.

Tuyến nước bọt được phát triển hoàn toàn khi trẻ ở tháng thứ 3 - 4 còn khi trẻ mới được sinh ra tuyến nước bọt thường ở trạng thái phôi thai nên gây ra khô niêm mạc miệng.

Răng

Đối với trẻ đang đến độ tuổi mọc răng, thông thường các bé có hiện tượng chảy dãi, tình trạng này xảy ra là có sự tác động của mầm răng đến dây thần kinh số V, dẫn tới việc tiết nước bọt một phần là do trẻ chưa biết cách nuốt nước bọt vào trong. 

 

Bắt đầu từ tháng thứ 6 sau khi sinh trẻ mới bắt đầu mọc răng sữa, quá trình mọc răng có thể kéo dài tùy vào mỗi cơ thể (đủ 20 răng sữa) và đến khi 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa.

Thực quản

Đây là cơ quan quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ và nó có sự thay đổi rõ nét với từng độ tuổi. Thực quản của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên thành và niêm mạc mỏng, có nhiều mạch máu nhưng ít tổ chức tuyến, cơ kém phát triển hơn người lớn. Về kích thước của thực quản sẽ có sự khác biệt đối với từng độ tuổi.

Dạ dày của trẻ

Cũng như thực quản dạ dày của trẻ có sự thay đổi đối với từng độ tuổi. Sau khi được sinh ra dạ dày ở trẻ có hình tròn, đến khi trẻ được 1 tuổi thì dạ dày bắt đầu thay đổi hình dạng và kích thước và có hình dáng gần giống với người trưởng thành.

Từ khi sinh đến khi trẻ đến khi trẻ được 7 tuổi dạ dày sẽ nằm ngang sau đó mới chuyển sang vị trí đứng như người lớn.

Tình trạng trẻ bị trớ là do hoạt động của dạ dày chưa khỏe nhưng vùng cơ thắt môn vị lại phát triển tốt hơn, sự phối hợp không đồng đều khiến trẻ xuất hiện những vấn đề trên.

  • Dạ dày ở trẻ sơ sinh có dung tích 30 - 35ml

  • Ở trẻ 3 tháng tuổi: 100ml

  • Ở trẻ 1 tuổi: 250ml

Dịch vị của trẻ giúp trẻ có thể tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ bên ngoài và thời gian lưu thức ăn ở dạ dày cũng tùy thuộc vào loại thực phẩm mà trẻ ăn. Với thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ có thể lưu trong dạ dày khá lâu tùy theo hoạt động của dạ dày

Ruột

Ruột của trẻ khá dài, có thể gấp 6 lần cơ thể, đối với người lớn chỉ gấp 4 lần. Đối với trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hay tiêu chảy ruột có xu hướng dày hơn.

Tuy niêm mạc của ruột có nhiều lông và nếp nhăn, mạch máu nó là điều kiện để hấp thu chất dinh dưỡng, nhưng bên cạnh đó đây cũng là nơi mà vi khuẩn và virus xâm nhập và sinh trưởng.\

 

Hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ

Nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa của trẻ cũng như đảm bảo được sức khỏe tổng thể của bé.

Trong vòng 8 tiếng sau khi sinh, dạ dày và ruột của trẻ dường như vô khuẩn, nhưng sau khi hết khoảng thời gian này vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ thông qua các đường hô hấp. Theo chế độ ăn của từng trẻ mà sẽ xuất hiện vi khuẩn có lợi hay vi khuẩn gây hại ở các mức độ khác nhau.

Đối với các vi khuẩn có lợi sẽ mang lại tác dụng tổng hợp như Vitamin K, B, chất béo,...

Tụy

Cũng như dạ dày tụy của trẻ có kích thường thay đổi theo độ tuổi. Với 2 chức năng chính: 

  • Chức năng nội tiết: Sản xuất ra Insulin, vận chuyển được Glucose từ máu vào trong tế bào.

  • Chức năng ngoại tiết: Tiết ra các Enzym từ đố giúp trẻ chuyển hóa được các chất dinh dưỡng.

Gan

Đối với trẻ em gan có kích thước chiến đến 4.45 trọng lượng toàn cơ thể. Bậc cha mẹ nên chú ý đến các đặc điểm sau:

  • Với trẻ sơ sinh thùy trái gan to hơn thùy phải, nhưng do thùy phải có tốc độ phát triển nhanh hơn vì vậy khi lớn lên thùy phải sẽ to hơn.

  • Nếu xuất hiện khối u hoặc dịch màng phổi gan của trẻ dễ bị xê dịch.

  • Tổ chức gan chứa nhiều mạch máu, còn nhiều hốc hầu hết các tế bào đều chưa phát triển toàn diện.

  • Do chức năng gan hoạt động kém dễ xảy ra kích ứng khi trẻ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, ngộ độc.

Hầu hết hệ tiêu hóa của trẻ không có gì quá khác biệt so với người lớn. Nhưng do còn nhỏ các cơ quan chưa phát triển toàn diện nên dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, giảm khả năng miễn dịch, dễ dẫn tới ốm sốt,...

Chính vì vậy, bậc cha mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với con, theo dõi con sát sao để thấy các dấu hiệu sớm liên quan tới vấn đề tiêu hóa của trẻ, tránh dẫn đến các trường hợp không mong muốn.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992