Cách phạt con để không tạo ra những tổn thương tâm lý

09/07/2022 | 337 |
0 Đánh giá

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, nhiều bậc phụ huynh cho rằng họ đang nuôi dạy con mình một cách đúng đắn và hợp lý. Thực tế, nhiều cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc của bản thân mà phạt con nặng hơn lỗi mà trẻ mắc. Điều này sẽ dẫn tới tâm lý tiêu cực khiến trẻ sợ hãi và phải dè chừng nhiều thứ.

Không nên phạt khi trẻ không có ý định xấu

  • Ý định xấu và nghịch ngợm là hai trường hợp khác nhau hoàn toàn. Trẻ vốn thường rất hướng thiện nên không bao giờ có ý định làm hại bất cứ ai, mà chúng chỉ đang khám phá thế giới xung quanh với nhiều điều mới mẻ khiến trẻ luôn tò mò, hiếu động.
  • Khi trẻ đang có cố gắng để học hỏi những điều xung quanh, cha mẹ hoặc người thân trong gia đình nên hỗ trợ trẻ học hỏi, ngay cả khi những hành động đó dẫn đến tình trạng không tốt. Giải thích cho trẻ và hướng dẫn cho trẻ cách khắc phục tình hình.

Ngược lại, với những hành động nguy hiểm của trẻ nhỏ xảy ra, nếu cha mẹ sử dụng biện pháp phạt con thì có thể dẫn con trở thành một người thiếu quyết đoán.

  • Trẻ em có thể hoàn thành tốt mọi việc nếu có sự chỉ dẫn của người lớn. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới sử trưởng thành của trẻ, đó là sẽ không đưa ra được quyết định của riêng mình và sẽ trở thành người không có trách nhiệm.

Tránh dùng những từ ngữ có tính sát thương mạnh sẽ khiến chạm vào tâm lý của trẻ

Phân biệt đúng cụm từ gợi ý và ra lệnh

  • Giáo dục truyền thống là việc ra lệnh cho trẻ làm theo ý của mình, với suy nghĩ những lời nói của người lớn tuổi hơn thường đúng đắn và cần phải nghe theo. Bạn chỉ nên phạt con khi đã ra lệnh nhưng con không thực hiện đúng yêu cầu.
  • Đối với trẻ mạnh mẽ, cứng đầu có thể phạt nhẹ khi không làm theo gợi ý, đây có thể không ảnh hưởng với chúng. Nhưng, ngược lại, với những trẻ nhạy cảm thì việc phạt sẽ khiến chúng bị tổn thương.

Chính vì vậy, khi đứa trẻ nhạy cảm lớn lên, chúng có xu hướng nghe theo lời người khác vì sẽ hậu quả xấu sẽ xảy ra.

Phạt con đúng, không nên theo cảm tính và cảm xúc của bản thân

  • Cha mẹ thường có xu hướng, khi trẻ không nghe lời mình thường có cảm xúc tức giận và bất lực từ đó dẫn tới mất kiểm soát, trách mắng con dù rất yêu thương con.
  • Đây là một sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái, tuy nhiên khi sự kỳ vọng không như mình mong muốn sẽ dẫn tới thất vọng và dẫn tới cảm xúc bị ảnh hưởng. Vì vậy, bản thân của cha mẹ cần học cách kìm nén cảm xúc của mình lại.

Đừng còn suy nghĩ trẻ con không hiểu được người lớn nói gì, vì trẻ dễ bị ấn tượng từ việc bố mẹ quát mắng, la hét và chúng có thể gặp trong tương lai.

Không phạt con nơi công cộng

  • Dù người lớn hay trẻ con, to tiếng, gây sự chú ý nơi công cộng luôn khiến bản thân bị xấu hổ, do đó khi trẻ lớn lên, chúng có thể thành một người đưa ra theo ý kiến số đông và không có chứng kiến bản thân, không thể đưa ra quyết định.
  • Ngược lại, cũng không nên khen con, tâng bốc con quá cao khiến sau này chúng có thể trở thành một người kiêu ngạo.

Đã dọa phạt thì nên thực hiện

  • Các chuyên gia tâm lý đã nghiên cứu ra rằng, nếu dọa phạt mà không thực hiện thì nó còn tệ hơn cả việc bạn phạt chúng. Vì nếu dọa nhiều lần mà không thực hiện, chúng có thể nhanh chóng nhận ra được cha mẹ chỉ nói chứ không thực hiện, và từ đó nó sẽ không còn tin tưởng và sợ hãi mỗi khi bạn dọa nữa.

Phạt cả 2 khi không biết rõ lỗi của ai

  • Trong trường hợp, con đang chơi với anh em, bạn bè, khi sự cố xảy ra nếu không xác định chắc chắn được người mắc lỗi là ai, bạn không nên la mắng một trong 2 đứa mà nên phạt cả hai để thể hiện sự công bằng cho chúng.
  • Khi phạt một trẻ, đứa trẻ sẽ có thể bị tổn thương vì có thể trẻ không phải là người mắc lỗi và đứa còn lại sẽ tự mãn và đắc thắng, cho rằng mình làm sai nhưng không bị phạt. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến trẻ trong tương lai.

Phạt trẻ khi mắc lỗi ở thời điểm hiện tại mà không phải những sai lầm trong quá khứ

  • Quy tắc quan trọng trong nuôi dạy trẻ là "Phạt - Tha thứ - lãng quên" vì một đứa trẻ liên tục bị cha mẹ phạt vì những sai lầm trong quá khứ khiến chúng không thể trở thành một người mạnh mẽ.
  • Chúng sẽ thường có xu hướng sợ làm điều gì đó mới mẻ và thích làm theo thói quen, từ đó sẽ khó rút ra các bài học từ những sai lầm của mình. Lúc đó chúng sẽ không thể phân tích những sai lầm mình mắc phải, thì trẻ chỉ biết sửa chữa chúng.

Với trường hợp trẻ mắc lỗi nào đó trong thời gian dài, theo các chuyên gia thì cha mẹ không nên phạt con mà cần giải thích cho trẻ biết là mình làm sai ở đâu, làm sai những gì.

Hình phạt phù hợp với độ tuổi

Nói rõ ràng, dễ nghe trẻ sẽ tiếp thu và biết sửa lỗi sai tốt hơn

  • Đưa ra hình phạt rõ ràng và công bằng, nếu trẻ mắc lỗi nhẹ nên phạt nhẹ còn trong trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng hơn cha mẹ nên phạt nặng hơn.
  • Sở thích và độ tuổi của con cha mẹ cần có biện pháp để giới hạn thời gian như việc xem Tivi. chơi game, nếu cha không tuân thủ theo quy định của bố mẹ cần phạt trẻ một cách rõ ràng và dứt khoát.
  • Mỗi lỗi lầm của trẻ cần được phạt một cách khác nhau, vì nếu phạt giống nhau những lỗi không giống nhau sẽ khiến trẻ không xây dựng được giá trị đạo đức tốt và không phân biệt được điều nào quan trọng.

Không sử dụng những từ ngữ tiêu cực gây khó chịu

  • Cha mẹ đôi khi mắng con thường sử dụng những từ ngữ tiêu cực, mỉa mai, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ. Nhưng họ lại không nhận ra rằng những từ ngữ mình dùng lại ảnh hưởng nhiều tới vậy. Các nhà tâm lý học khuyên các bậc cha mẹ nên dùng những từ ngữ trung lập, nhẹ nhàng hoặc đề nghị con sửa sai đối với một hành động nào đó.
  • Trẻ em tuy chưa phát triển hết, tuy nhiên não bộ của chúng có thể nhận thức được từng lời nói và hành động của mình, đối với trẻ nhạy cảm chúng sẽ cảm thấy bị chạm vào lòng tự trọng và ghi nhớ những lời nói không tốt với mình.

Để có thể dạy con hay phạt con khi mắc lỗi một cách tích cực, cha mẹ cần bổ sung thêm các kiến thức để có thể hiểu được trẻ hơn, tránh gây ra những tổn thương về mặt tâm lý cho trẻ.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992