Hướng dẫn vệ sinh mũi bằng nước muối đúng cách
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách phòng ngừa và điều trị không dùng thuốc phổ biến cho những vấn đề như viêm mũi dị ứng hay nhiễm trùng xoang. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh mũi bằng nước muối rửa mũi an toàn và hiệu quả.
Những người gặp vấn đề ở mũi như viêm xoang hay viêm mũi dị ứng thường truyền tai nhau nhiều mẹo thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Trong đó, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi là một trong các cách thường gặp nhất. Đồng thời, biện pháp này còn được đánh giá cao về độ hiệu quả cũng như tính an toàn.
Thực tế, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không còn phụ thuộc cách vệ sinh mũi bằng nước muối như thế nào cho đúng.
1. Rửa mũi cho trẻ em:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi
- Gạc
- Nước muối sinh lý
- Tăm bông
- Dụng cụ hút mũi cao su. Với đồ hút mũi cho bé, mẹ nên chọn sản phẩm có chất liệu mềm và an toàn để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.
Bước 2: Làm sạch mũi
Trong trường hợp bé bị viêm mũi, mẹ cần dùng gạc lau sạch phần dịch nhầy chảy ra bên ngoài lỗ mũi của trẻ.
- Chú ý:
Sau khi dùng nước muối rửa mũi vệ sinh, mẹ cần thay gạc sạch để tránh lây chéo vi khuẩn giữa 2 bên mũi.
Bước 3: Vệ sinh mũi
- Nhỏ nước muối sinh lý:
- Đặt trẻ nằm ngang và giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
- Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi, bóp nhẹ thành từng giọt (khoảng 2-3 giọt/ bên).
- Kích thích kéo dịch nhầy ra ngoài:
- Khi nhỏ nước muối xong, mẹ đặt tay phía gáy của bé để tạo góc nghiêng.
- Sau đó, dùng tay bóp nhẹ 5-6 lần ở hai cánh mũi. Thao tác này giúp đẩy sâu nước muối sinh lý vào bên trong hốc mũi, kéo dịch nhầy ra dễ dàng hơn.
- Lấy dịch nhầy ra ngoài:
- Nhỏ nước muối vào tăm bông
- Đưa tăm bông vào lỗ mũi, xoáy nhẹ để gỉ mũi.
- Để vệ sinh lỗ mũi còn lại, mẹ cần đảo đầu tăm bông hoặc thay tăm bông khác để đảm bảo vệ sinh. Tại bước này, mẹ có thể thay thế tăm bông bằng dụng cụ hút mũi để hút tối đa dịch nhầy đọng trong mũi, giúp bé dễ thở hơn.
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Bước 4: Vệ sinh lần 2 (nếu cần)
Trong trường hợp bé có dịch mũi đặc quánh, khó vệ sinh hết sau 1 lần, mẹ có thể làm vệ sinh 2 lần. Như vậy sẽ giúp làm sạch triệt để, giúp mũi bé được thông thoáng và bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Lưu ý khi rửa mũi cho bé:
Với trường hợp bé bị viêm mũi, dịch nhầy có màu xanh hay vàng, mẹ cần tăng tần suất bằng cách vệ sinh mũi bằng nước muối cho bé từ 6-8 lần/ngày để đảm bảo mũi bé sạch. Đặc biệt, trong trường hợp bé sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nhỏ thuốc đúng cách, đảm bảo hiệu quả của thuốc và sự an toàn cho bé
Trong trường hợp rửa mũi để vệ sinh thông thường, mẹ không cần dùng dụng cụ hút mũi để tránh tạo cảm giác khó chịu, giảm tối đa nguy cơ gây xước niêm mạc mũi của bé. Nên sử dụng các loại nước muối sinh lý chuyên dụng, không nên tự pha khi rửa mũi cho trẻ.
Dung dịch nước muối biển Vesim dành cho trẻ em - sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng
2. Vệ sinh mũi cho người lớn
Với người lớn, việc rửa mũi trở nên dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Khăn/ giấy sạch
- Nước muối sinh lý
Bước 2: Làm sạch mũi và chuẩn bị tư thế
- Làm sạch mũi sơ bộ: Hỉ sạch dịch nhầy có bên trong mũi
- Chuẩn bị tư thế đúng: Nghiêng đầu 45 độ, đủ để nước muối sinh lý chảy sâu vào bên trong, nhưng không bị trôi xuống họng, rửa sạch mũi nhưng không gây sặc.
Bước 3: Tiến hành rửa mũi
- Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào sâu bên trong mũi.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ cánh mũi để kích thích dịch nhầy ra ngoài.
- Sau 30 giây, xì mạnh để đẩy dịch nhầy ra bên ngoài.
Bước 4: Tiến hành rửa mũi lại nếu dịch nhầy vẫn còn
Lưu ý:
- Rửa mũi khi đang đói bụng là tốt nhất. Tránh xịt rửa sau khi ăn no bởi nước muối có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích, khiến bạn dễ bị buồn nôn và nôn ói.
- Khi sử dụng xi lanh rửa mũi bằng nước muối sinh lý, không nên bơm quá mạnh khiến dịch nhầy bị đẩy sang tai giữa hoặc xuống cổ họng.
- Trong trường hợp bị viêm mũi, dịch nhầy đặc, bạn nên tránh hỉ mũi quá mạnh, tạo áp suất lớn làm dịch viêm đẩy ngược lên tai, rất dễ gây viêm tai.
- Không áp dụng cách rửa mũi cho bệnh nhân bị viêm tai giữa.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
- Không dùng chung xi lanh rửa mũi với người khác, tránh làm mầm bệnh lây lan.
3. Một số lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý
Nhìn chung, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nếu bạn pha chế dung dịch và thực hiện quy trình làm sạch đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, phương pháp này vẫn có thể dẫn đến vài triệu chứng khó chịu như:
- Châm chích trong mũi
- Hắt xì
- Cảm giác đầy tai
- Chảy máu cam (rất hiếm gặp)
- Để hạn chế những rủi ro trên, ngoài việc tiệt trùng bình rửa mũi cũng như nước pha dung dịch, bạn cũng nên lưu ý tuân thủ một số quy tắc sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi.
- Không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng khi pha nước muối sinh lý.
- Nên pha dung dịch vừa đủ cho một lần dùng.
- Không sử dụng nước rửa mũi nếu dung dịch có hiện tượng vẩn đục.
- Không áp dụng biện pháp này cho trẻ sơ sinh, những người có vết thương trên mặt chưa lành hoặc gặp vấn đề về thần kinh, cơ xương khớp.
- Chỉ rửa mũi 1 – 3 lần mỗi ngày.
Mặt khác, nếu bạn cảm thấy khó chịu trong hoặc sau khi rửa mũi, hãy thử giảm lượng muối trong dung dịch nếu là công thức tự pha. Đối với các sản phẩm chuyên biệt để rửa mũi thường có tính đẳng trương cân bằng với dịch cơ thể nên ít khi làm cay xót mũi, an toàn hiệu quả hơn.
Để việc rửa mũi trở nên đơn giản và hiệu quả, đã có rất nhiều các sản phẩm chuyện dụng để vệ sinh mũi ra đời. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng đem lại hiệu quả tối ưu khi sử dụng.
Bộ rửa mũi xoang Vesim AG+ được thiết kế thông minh với vòi cong chống sặc, cùng thành phần Nano Bạc đặc biệt trong gói muối giúp vệ sinh mũi hiệu quả và an toàn hơn. Phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang,...
Bình rửa mũi xoang Vesim AG+ bước cải tiến mới trong công nghệ
Tin tức - Bài viết liên quan