Cơn đau đỉnh đầu xuất hiện do đâu và cách khắc phục
Đau đầu là tình trạng hay gặp ở nhiều người với các đối tượng khác nhau. Vị trí đau và triệu chứng của chúng không giống nhau. Cơn đau đỉnh đầu có thể xuất hiện trong vòng vài phút nhưng cũng có trường hợp các cơn đau kéo dài vài ngày và đau âm ỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng sống.
Ngoài các vị trí như đau nửa đầu, đau từng chuỗi,...thì cơn đau đỉnh đầu là tình trạng khá phổ biến và thường người bệnh chủ quan không có thói quen khám để có thể biết được nguyên nhân và tìm cách điều trị triệt để.
Nguyên nhân dẫn tới cơn đau đỉnh đầu
Thời tiết thay đổi:
-
Một vài trường hợp nhạy cảm với thời tiết thì khi vào thời điểm giao mùa là lúc khiến bạn có thể xuất hiện các cơn đau như đau vùng trán, vùng đỉnh đầu, mắt,...khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
-
Một vài trường hợp sức đề kháng kém có thể dẫn tới tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi và các cơn đau đầu dữ dội. Thường xuất hiện nhiều lần trong năm.
Căng thẳng, stress:
-
Quá trình thần kinh phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống hằng ngày khiến dây thần kinh phải chịu 1 áp lực lớn là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau nhức đỉnh đầu hoặc đau đầu 1 bên.
-
Bệnh thường gặp ở người trung niên, hay người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu cơn đau thường bắt đầu vùng dưới chẩm hoặc cơn đau xuất hiện ở 2 bên thái dương sau đó lan ra cả đầu.
-
Cơn đau diễn ra thường xuyên và không không có cảm giác mạch đập theo, người bệnh có cảm giác bị thắt chặt lại tại 2 vùng chẩm và thái dương, bên cạnh đó thì bệnh có thể kéo dài vài ngày hoặc có thể vài tuần. Tình trạng này thường thấy ở những người làm trong một môi trường công việc căng thẳng.
Người cao huyết áp:
Huyết áp cao sẽ ảnh hưởng tới tình trạng đau đỉnh đầu mà nhiều người không biết
-
Tình trạng người bệnh bị cao huyết áp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau đỉnh đầu, theo nghiên cứu thì thường gặp ở người trên 50 tuổi.
-
Khi áp lực trong máu tăng lên dẫn tới tác động mạch vào các thành mạch dẫn tới nguy cơ xơ vữa động mạch hay bị giãn mạch máu gây ra đau đầu.
Hội chứng đau đầu vận mạch:
-
Hội chứng này sẽ xuất hiện các cơn đau đầu ở từng vùng như đau ở nửa đầu, đỉnh đầu hoặc có thể bị đau cả đầu.
-
Cơn đau xuất hiện từng cơn và kèm theo một vài triệu chứng đi kèm như buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng,...
Người thiếu máu lên não:
-
Thường người bệnh sẽ có biểu hiện như đau đầu và kèm theo chóng mặt và có các biểu hiện kèm theo như hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.
-
Khi bị thiếu máu não cơn đau đầu không có cảm giác đau dữ dội như những cơn đau khác mà cơn đau sẽ âm ỉ căng cơ và có cảm giác như có vật gì chèn vào đầu.
Viêm xoang:
-
Người bệnh có dấu hiệu đau ở vùng trán, má, mũi, mắt và kèm theo tình trạng sốt và ngạt mũi khiến khứu giác bị giảm sẽ dẫn tới tình trạng cơn đau đỉnh đầu.
Khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu
-
Trong các nghiên cứu tại Mỹ các nhà khoa học đã tìm ra trong quả Blueberry (xuất xứ ở vùng Bắc Mỹ) có chứa 2 nhóm hoạt chất từ thiên nhiên quý là Anthocyanin và Pterostilbene nó có khả năng vượt qua hàng rào máu não và ngăn chặn được tình trạng xơ vữa động mạch cải thiện hiệu quả chứng đau đầu.
-
Khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu cơn đau ở đâu thì đều đang được báo tình trạng sức khỏe hiện tại không được tốt, Người bệnh nên đến các bệnh viện thăm khám để có thể chẩn đoán tình trạng này và đưa ra liệu pháp phù hợp. Đặc biệt người bệnh không nên chủ quan và tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
Để người bệnh có thể phòng tránh và khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu hay đau nửa đầu, người bệnh nên chú ý đến những vấn đề như ăn uống, sinh hoạt vận động, thay đổi lối sống,...
-
Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt: Cần có một thời gian làm việc nghỉ ngơi cụ thể tạo một thói quen hằng ngày. Luôn suy nghĩ tích cực để có một tinh thần thoải mái để tránh gặp phải những căng thẳng, stress,...tình trạng này kéo dài khiến tình trạng suy yếu gây ra những cơn đau đầu.
-
Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Ăn uống khoa học, đúng giờ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng những thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Sử dụng hạn chế các loại đồ ăn có cồn và chứa nhiều caffeine như rượu bia, cà phê, thuốc lá,...
-
Thường xuyên tập luyện: Dành thời gian để tập luyện, vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao. Tập những động tác vừa sức mình dành khoảng 30 phút mỗi ngày để có thể khắc phục được các cơn đau đỉnh đầu ngoài ra còn có một cơ thể khỏe mạnh.
-
Thăm khám định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Tùy thuộc và nguyên nhân gây đau đỉnh đầu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên người bệnh khi có biểu hiện cơn đau cần được cho đầu óc nghỉ ngơi, thư giãn, có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để có thể tránh được những căng thẳng, lo âu từ công việc và cuộc sống hằng ngày.
Tin tức - Bài viết liên quan