Đau bụng kinh nguyệt và những câu hỏi thường gặp
Đau bụng kinh là một triệu chứng rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đau bụng kinh thường gặp hơn cả ở các bạn gái mới bắt đầu có kinh nguyệt. Nguyên nhân thông thường của tình trạng đau bụng kinh tiên phát là do sự co thắt của cơ tử cung để đẩy máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Dưới đây là lời giải đáp cho các câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh.
1. Có phải tất cả mọi phụ nữ đều bị đau bụng kinh nguyệt?
Mỗi tháng, tử cung lại tự chuẩn bị cho việc mang thai bằng cách phát triển một lớp niêm mạc dày có nguồn cung cấp máu phong phú chờ phôi làm tổ. Kinh nguyệt là tình trạng bong lớp niêm mạc của tử cung khi không có sự thụ tinh làm tổ của phôi thai. Thường người phụ nữ sẽ cảm thấy đau thắt vùng bụng dưới khi các sản phẩm máu bị đẩy khỏi tử cung ra ngoàiòa
Đau bụng kinh chia làm 2 loại là đau bụng kinh tiên phát và nguyên nhân thứ phát. Đau bụng kinh tiên phát là hiện tượng co bóp tử cung dưới tác động của prostaglandin. Một số trường hợp đau bụng kinh do đang mắc một số bệnh nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung hay viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng.
Tùy theo ngưỡng chịu đau của từng người, sự co bóp tử cung mạnh hay yếu cũng như các bệnh lý mắc phải đi kèm mà mỗi người có mức độ đau bụng kinh khác nhau.
2. Cơn đau bụng kinh kéo dài trong bao nhiêu lâu?
Cơn đau bụng kinh kéo dài bao nhiêu lâu đối với mỗi người là khác nhau. Có những người đau ít ngày, có người đau dài ngày. Có người đau trước kỳ kinh lại có người đau sau kỳ kinh. Thực tế, mỗi người một kiểu đau, người thì đau âm ỉ. Ngược lại có những người bị đau bụng kinh dữ dội không thể chịu nổi phải dùng đến thuốc giảm đau. Thông thường, đau bụng kinh thường mạnh nhất trong một hai ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó dịu đi trong bốn đến năm ngày còn lại.
>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY
3. Tại sao có một số trường hợp đau bụng kinh lại đi kèm với tiêu chảy?
Nguyên nhân đau bụng kinh đi kèm với tiêu chảy do cơ thể sản xuất prostaglandin để tạo các cơn co thắt tử cung đẩy niêm mạc tử cung bong ra và máu kinh ra ngoài. Prostaglandin cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là trong những ngày đầu của nguyệt san.
Để hạn chế hiện tượng này có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen… để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, các bạn gái cũng chú ý ăn các loại thực phẩm không có nguy cơ gây tiêu chảy như gạo, bánh mì hay chuối…
4. Đau bụng kinh có được uống nước có gas không?
Một số người cho rằng uống nước có gas giúp cho kinh nguyệt mau hết và giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên thông tin này lại không có cơ sở khoa học. Ngược lại, nếu dùng đồ uống có gas còn cho cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng hơn. Lý giải cho điều này chính là vì thành phần phosphate có trong của nước ngọt có ga. Chất này làm ngăn cản quá trình hấp thu sắt vào cơ thể, khiến cơ thể thiếu sắt trầm trọng. Hơn nữa chất natri bicarbonate chứa trong nước ngọt có gas khiến người uống bị đầy bụng và chán ăn. Dẫn đến việc không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cơ thể đã mất một lượng sắt đáng kể lại không được bổ sung dinh dưỡng càng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn thêm.
Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu cho rằng, những bé gái có thói quen uống nhiều nước ngọt sẽ có kinh nguyệt sớm hơn những bạn gái cùng lứa tuổi. Do đó trong những ngày có kinh nguyệt nên hạn chế tối đa loại thức uống không tốt này.
5. Uống rượu bia có giúp giảm đau bụng kinh không?
Câu trả lời là “không”. Chưa có bằng chứng nào chứng minh uống rượu bia giúp làm giảm đau bụng kinh. Đặc biệt, do trong rượu bia có chứa nhiều chất kích thích ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, thậm chí sẽ khiến bạn đau bụng nhiều hơn.
Trong ngày “đèn đỏ”, hợp chất giải rượu enzyme hangover trong cơ thể bị giảm xuống khá nhiều. Nên cơ thể dễ bị say hơn. Đồng thời mức độ gây hại cho gan cũng lớn hơn. Do đó, hãy tuyệt đối nói không với rượu bia để an toàn và khỏe khoắn hơn vào những ngày “đèn đỏ” nhạy cảm này nhé.
6. Có nên uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh không?
Khi đau bụng kinh, nhiều bạn gái thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc như cataflam, mefenamic acid, hyoscinum, alverine… chỉ có tác dụng giảm đau tức thời. Nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Hơn nữa các thuốc này còn có các tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan, thận…
Thay vào đó, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm đau tạm thời. Như chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng. Hoặc xoa dầu nóng hoặc dán cao vào vùng bụng giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể massage nhẹ nhàng phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau hiệu quả hơn.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng những loại thực phẩm sau
7. Đau bụng kinh có nên uống nước dừa không?
Nước dừa không chỉ giúp làm dịu cơn khát, tăng cường hydrat hóa, bổ sung vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Mà theo kinh nghiệm dân gian thì nước dừa còn làm giảm tình trạng đau bụng kinh khá hiệu quả. Ngoài ra, với những phụ nữ có cảm giác buồn nôn do hội chứng tiền kinh nguyệt, nước dừa cũng là trợ thủ “đắc lực” giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên cần chú ý một vài điểm sau đây:
Không nên uống quá nhiều vào buổi tối bởi sẽ gây nặng bụng, khó tiêu, tiểu đêm nhiều lần.
Không nên lạm dụng uống 3 – 4 trái/ ngày và liên tục. Bởi sẽ khiến huyết áp tụt xuống thấp nguy hiểm.
Những ai dễ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, huyết áp thấp… không nên uống nước dừa.
8. Đau bụng kinh nhưng không ra máu là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?
Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng bị đau bụng kinh nhưng không ra máu. Các nguyên nhân chính thường gặp đó là:
Đang có thai: Trong khoảng thời gian đầu mang thai, nhiều phụ nữ sẽ trải qua các biểu hiện giống như đến kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là do nguyên nhân này.
Bị tắc kinh có thể là nguyên nhân đau bụng kinh không ra máu. Một số bạn gái có tâm sinh lý bất ổn, hay stress lo lắng khiến kinh nguyệt của bạn không được giải phóng. Tạo nên việc đau bụng kinh nhưng không ra máu.
Tiền mãn kinh: Trường hợp ở độ tuổi sắp mãn kinh dễ gặp phải tình huống này.
Dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân của hiện tượng đau bụng kinh nhưng không có kinh nguyệt.
Nạo phá thai: Nạo phá thai ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe . Việc nào phá nhiều lần lại càng nguy hiểm hơn, dễ ảnh hưởng đến buồng trứng, gây đau bụng kinh nhưng không ra máu.
Do vậy nếu gặp phải hiện tượng trên cần đi khám bác sỹ để được tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
9. Đau bụng kinh có ảnh hưởng tới khả năng mang thai không?
Đối với trường hợp đau bụng kinh tiên phát là biểu hiện rất bình thường ở mỗi người phụ nữ. Có điều là có người bị đau nhiều, có người bị đau ít mà thôi. Và nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai và sinh nở sau này.
Tuy nhiên trường hợp đau bụng kinh thứ phát như u xơ tử cung, viêm nhiễm… có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới khả khả năng thụ thai và làm tổ. Do đó cần được thăm khám để đánh giá và xác định cụ thể.
Tin tức - Bài viết liên quan