Hệ miễn dịch của bé còn non yếu hay ho sốt, sổ mũi, viêm họng... Đặc biệt vào mùa đông, mẹ cần làm những gì?

29/01/2021 | 1262 |
0 Đánh giá

Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy, thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Để phòng tránh điều này, ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc tăng sức đề kháng cho trẻ. 

 

Tất cả nội dung được chúng tôi thể hiện rõ trong Video này, bạn nên xem hết video để có thể nắm rõ những điều thú vị nhé!

(Hoặc có thể đọc nội dung ngay dưới bài viết)

Sau khi xem xong VIDEO này, BẠN hãy nhấp vào 'CLICK XEM NGAY' Dưới đây cùng chuyên gia tư vấn Tiến sĩ SEARS giải thích cách TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH cho con bạn ..

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình sẽ luôn khỏe mạnh, không bị ốm đau nhưng thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất non nớt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc duy trì một số thói quen tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tăng sức đề kháng cho bé và phòng ngừa bệnh tật. Vậy những thói quen đó là gì? Hãy cùng Thiên Thành Pharma theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu cặn kẽ vấn đề khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, mẹ cần làm những gì nhé. 

Trẻ em dễ bị cảm lạnh, ho và đỏ mặt

l. Sức đề kháng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Sức đề kháng chính là yếu tố giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và sinh tồn của cơ thể con người. Đặc biệt, đối với những đối tượng non nớt, nhạy cảm như là trẻ em. Đề kháng khỏe mạnh chính là “vũ khí” giúp trẻ chống lại các virus, vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh khác nhau.

Một trẻ có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ đó sẽ kém,  nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng cao hơn. Dễ thấy nhất là tình trạng các bé hay mắc phải các bệnh như: ho sốt, cảm cúm, viêm họng… thông thường. Do đó, một sức đề kháng tốt đối với cơ thể trẻ là rất quan trọng.

Như vậy, nếu cha mẹ không chú trọng trong việc chăm sóc trẻ sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

1. Dấu hiệu nhận thấy trẻ có sức đề kháng yếu.

a. Trẻ hay bị ốm vặt:
Sau khi ra đời, trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới dần được hoàn thiện. Do vậy, cơ thể trẻ em rất nhạy cảm với những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Với những bé có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài thì bé sẽ hay bị ốm hơn.

Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ sẽ càng hay ốm. Thường gặp nhất là trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: ho sốt, sổ mũi, viêm họng… mà dân gian hay gọi là “ốm vặt”. Đặc biệt là vào mùa đông hoặc thời tiết thay đổi. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên  gặp các tình trạng này thì đây là dấu hiệu khá rõ cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu. Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác nguy hiểm hơn như là bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, sốt xuất huyết.

>>> IMMUZINC - Tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm đường hô hấp... XEM THÊM

Liên hệ tư vấn: 024.6674.7322

b. Trẻ bị mất nước.
Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của người lớn mà ngay cả với trẻ con, nó cũng là một thành phần không thể thiếu hàng ngày. Vì trong cơ thể người, nước chiếm tới 65% thể trọng ở người lớn và tới 70 – 75% đối với trẻ nhỏ. Một trẻ có sức đề kháng yếu có thể là dấu hiệu của việc cơ thể mất nước hoặc không được uống đủ nước. Các biểu hiện mất nước ở trẻ thường được nhận thấy qua tình trạng khô da, niêm mạc môi lưỡi khô hoặc trẻ hay khát nước, mắt trũng, tiểu ít hơn, khi khóc không có nước mắt…


c. Trẻ thèm đường.

Ăn nhiều bánh kẹo ngọt, nghiện đường sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ


Trẻ thèm ăn đường hay thích ăn nhiều đồ ngọt cũng là một biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ đang bị yếu đi. Không những vậy, ăn nhiều đường, nhất là các loại đường tinh luyện có trong bánh kẹo, nước ngọt… còn là một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu thêm.


d. Trẻ chán ăn, biếng ăn.
Ăn uống là một bản năng tự nhiên của con người, dù là với một đứa trẻ cũng vậy. Bất kì đứa trẻ nào cũng có những món ăn yêu thích của mình. Việc ăn uống giúp trẻ lấy năng lượng cho các hoạt động cũng như để cơ thể phát triển. Nhưng với những trẻ có một sức đề kháng kém, mệt mỏi, hay bị ốm thì chúng không thiết ăn uống gì cả. Do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn cha mẹ cần lưu ý theo dõi xem trẻ gặp vấn đề gì để tìm ra biện pháp giải quyết cho phù hợp.


e. Trẻ tiêu hóa kém.
Một trong những dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ có sức đề kháng kém đó chính là tiêu hóa kém, không hấp thụ thức ăn. Biểu hiện cụ thể là trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống. Kết quả khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng dẫn tới còi cọc, chậm phát triển. Các hoạt động thể chất và tinh thần ở trẻ cũng chậm chạp hơn so với các bạn khác. Hệ miễn dịch của những trẻ này không được hoàn thiện  nên khả năng chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể cũng kém.


f. Vết thương của trẻ lâu lành.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian lành vết thương cũng là một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng hệ miễn dịch ở trẻ hiệu quả. Cha mẹ nên để ý, nếu con trẻ có những vết thương lâu lành thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ đang bị suy giảm.


g. Trẻ có khả năng chịu đựng kém.
Khi trẻ luôn mệt mỏi, không có năng lượng để tham tham gia các hoạt động. Hoặc trẻ không hào hứng tham gia vui chơi thể chất như các bạn khác. Thay vào đó, trông trẻ lúc nào cũng có cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và hay ngủ ngày là một biểu hiện khác của tình trạng sức đề kháng yếu.

2. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhất định cha mẹ phải biết

Sức đề kháng bị suy giảm khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh tật hơn. Vậy những nguyên nhân nào gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ. 


2.1. Suy giảm miễn dịch tiên phát thường
Suy giảm miễn dịch tiên phát thường là hậu quả do sự khiếm khuyết về mặt di truyền, do rối loạn các tế bào mầm dòng lympho, suy giảm chức năng của tế bào T hoặc B, khiếm khuyết hệ thống thực bào,rối loạn bổ thể…Tất cả những nguyên nhân kể trên đều khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu ngay từ lúc sinh ra, nhạy cảm với nhiều tác nhân nhiễm trùng khác nhau, không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng, nhiễm virus, đặc biệt dễ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (tức là tự cơ thể mình chống lại mình).

2.2. Suy giảm miễn dịch thứ phát 

Suy giảm miễn dịch thứ phát thường do các bệnh xảy ra ở trẻ khỏe mạnh bình thường trước đó. Gây suy giảm miễn dịch thứ phát còn do nguyên nhân bên ngoài như bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, việc sử dụng glucocorticoid, chấn thương và can thiệp phẫu thuật.

Ngoài ra, trẻ mắc phải các bệnh lý như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, đái tháo đường, suy dinh dưỡng protein năng lượng.. cũng làm cho hệ miễn dịch suy giảm, làm cho sức đề kháng của trẻ không còn được “tốt” để chống lại các tác nhân gây bệnh.

2.3 Cơ địa

Sức đề kháng của trẻ em là một phần do người mẹ truyền cho. Do đó, một số trẻ em từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh là do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền được cho con bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm những yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), nhất là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi nấm).

2.4 Môi trường sống bị ô nhiễm 

Ô nhiễm môi trường, trẻ là nạn nhân đầu tiên chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất

Sống trong môi trường ô nhiễm, bạn thường xuyên hít phải khói bụi, hơi hóa chất, thuốc trừ sâu… dẫn tới tình trạng bị nhiễm bẩn phổi. Không khí bị ô nhiễm ngăn chặn các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em.

Khói thuốc lá được coi là một trong những nguồn ô nhiễm nguy hiểm nhất trong không khí trong nước, và những nạn nhân đầu tiên là trẻ em. Thật vậy, nó đặc biệt có hại cho trẻ em bởi vì chúng hít thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống giải độc tự nhiên của chúng kém phát triển hơn. Bằng cách hít thở một cách thụ động khói thuốc, trẻ em hít vào hơn 4000 chất độc hại. Khói thuốc này có chứa nhiều chất độc hại hơn như carbon monoxide hoặc oxit nitơ và nhiều chất gây ung thư, hầu hết trong số đó có thể kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Nó cũng tạo ra những thay đổi trong chức năng miễn dịch làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ em.

>>>  Bộ 3 hoàn hảo tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh... XEM THÊM

Liên hệ tư vấn: 024.6674.7322

2.5 Cách chăm sóc trẻ của cha mẹ

Trẻ không được ăn sữa mẹ sẽ có sức đề kháng yếu hơn
Sữa mẹ là nguồn thức ăn vô giá, chứa một lượng lớn các yếu tố-đặc biệt là kháng thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại sự nhiễm khuẩn đường hô hấp và các loại nhiễm khuẩn khác. Nếu người mẹ không cho con uống sữa mẹ, thay vào đó uống các loại sữa bột bên ngoài thị trường thì sức đề kháng của trẻ sẽ yếu đi, dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng 
Khi trẻ mới ốm dậy cũng là lúc trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ rất biếng ăn. Vào thời điểm này, cha mẹ không biết cách chăm con, không cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ hỗ trợ khác thì trẻ sẽ tiếp tục mắc các bệnh do virus khác. Đây là 1 vòng tròn luẩn quẩn.

Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu 
Việc lơ là trong việc giữ vệ sinh cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể, dẫn đến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.

Sức đề kháng của trẻ nhỏ kém, sợ con ra ngoài tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên nhiều cha mẹ cứ giữ khư khư con trong nhà. Điều này khiến cho trẻ dễ ốm đau, yếu ớt khi thay đổi thời tiết, môi trường, do thiếu tổng hợp các vitamin D- cần thiết cho sự phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch của trẻ em.

2.6 Lạm dụng kháng sinh 

Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, virus.

Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh thường xuyên dẫn đến giảm lượng cytokine – một hooc môn rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Suy giảm lượng cytokine này dẫn tới việc hệ thống miễn dịch của trẻ cũng suy giảm, sức đề kháng cũng giảm theo. Lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn đường ruột có lợi, phá vỡ sự cân bằng miễn dịch, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, dễ làm phát sinh những bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.

2.7 Stress

Khi trẻ bị áp lực căng thẳng về học tập thì nồng độ hormon như testosterone và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng giảm và giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tạo áp lực nhiều cho trẻ nhỏ.

ll. Hệ tiêu hóa khỏe quyết định 80% tình trạng miễn dịch ở trẻ

Hệ tiêu hoá khoẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn tiêu biểu có thể kể đến việc cung cấp 100% năng lượng cho cơ thể, quyết định 80% sức đề kháng và tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện trí não ở trẻ nhỏ.
Hệ vi sinh đường ruột và mối quan hệ tới miễn dịch tiêu hóa ở trẻ:

Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời, chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn. Trong đường ruột có vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có ích sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây hại, bám vào bề mặt của ruột, giúp virus không bám vào niêm mạc đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa. Giúp niêm mạc đường tiêu hóa phát triển tốt hơn, tiết dịch và enzyme tốt hơn, đảm bảo đường tiêu hóa khỏe mạnh. Nó góp phần tiêu diệt virus, vi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%).

III. Làm thế nào để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ?

Sau đây là một số biện pháp giúp cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ mà mẹ nên biết:

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 2 tuổi. Ở những trẻ lớn hơn mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ

- Nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Tránh cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Các đồ ăn ngọt như: bánh kẹo, nước ngọt… cũng cần được hạn chế tối đa. Bởi vì nhiều nghiên cứu cho thấy những thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại.

- Sử dụng các các sản phẩm hỗ trợ để bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất  và các biện pháp phòng chống để bé luôn khỏe mạnh

Chính vì vậy Thiên Thành Pharma đã ra mắt bộ 3 sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ:

 

IMMUZINC- CỐM VI SINH ZINBIOKID - XỊT MŨI VESIM 

>>> Hệ tiêu hóa khỏe - Tăng hoạt động hệ miễn dịch bé khỏe ăn ngon mỗi ngày.. XEM THÊM

Liên hệ tư vấn: 024.6674.7322

- Cần cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp. Không nên để trẻ ngồi, nằm lì một chỗ, hay bế ẵm trẻ suốt ngày.

- Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác bị bệnh hoặc những người xung quanh đang mắc các bệnh truyền nhiễm như: thủy đậu, sởi, cúm…

- Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh hay cho trẻ uống các thuốc khác mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Thay vào đó, mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp.

Để cải thiện Hệ miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả, hãy bắt đầu chăm sóc tốt đường tiêu hóa - đường hô hấp và bổ sung các vitamin và khoáng chất bé luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

>>> Xem thêm video: làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

Sau khi đọc Bài viết này của bạn, hãy nhấp vào 'CLICK XEM NGAY' Dưới đây cùng chuyên gia tư vấn Tiến sĩ SEARS giải thích cách TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH cho con bạn ..

Mọi thông tin xin liên hệ Dược sĩ tư vấn Thiên Thành Pharma

024.6674.7322

 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992