Sự nguy hiểm của rối loạn thần kinh thực vật

23/07/2022 | 483 |
0 Đánh giá

Khi thần kinh thực vật gặp vấn đề thì từ đó nó sẽ ảnh hưởng tới các chức năng vận động như nhịp tim, huyết áp,...Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó làm tác động đến cuộc sống sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Trong trường hợp người mắc bệnh trong thời gian ngắn sẽ có ít ảnh hưởng tới cuộc sống nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng ngược lại nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và tinh thần của người bệnh. Ngoài ra có thể có các biến chứng liên quan đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, nội tiết,...

Tình trạng này khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, mất ngủ, đau mỏi vai gáy, cột sống,...Người bệnh có các phản ứng sinh học chậm với ánh sáng và sẽ khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể như:

Bệnh lý tim mạch: 

  • Các trạng thái như khó thở, hồi hộp, hụt hơi, tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành,...Người bệnh khó thích nghi được với các hoạt động về thể lực. 

  • Trong trường hợp nhịp tim thay đổi chậm hay không thay đổi để kịp đáp ứng cho quá trình vận động thể lực hay các động tác luyện tập thể dục thể thao.

Hệ tiêu hóa:

  • Khi chức năng co bóp của dạ dày và ruột gặp phải tình trạng rối loạn thì lúc này cơ thể người bệnh xuất hiện những trạng thái về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, có cảm giác no nhanh, đầy hơi và ợ,...

  • Bên cạnh đó khi cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu sẽ khiến kích thích đến việc đại tiện.

Bệnh thần kinh:

  • Khi thời tiết thay đổi dẫn tới tình trạng rối loạn vận mạch gây ra cảm giác đau đầu, rối loạn khả năng tuần hoàn não,...

  • Ngoài ra nó còn tác động đến trí nhớ của người bệnh, giảm khả năng chú ý, giấc ngủ kém,... khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Đau nhức đầu thường xuyên cảnh báo rối loạn hệ thần kinh thực vật

Hệ tiết niệu:

  • Tình trạng rối loạn tiết niệu như khó tiểu, không tự chủ được việc tiểu, làm kích thích tiểu khi có căng thẳng,...

  • Để quá trình này kéo dài nhiều ngày sẽ có thể dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hệ bài tiết: 

  •   Cơ thể bị tiết ra nhiều mồ hôi, khi cơ thể giảm tiết hoặc tăng tiết quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng điều tiết tới nhiệt độ của cơ thể, dẫn đến thân nhiệt bất thường lúc nóng, lúc lạnh.

Đối với hệ hô hấp:

  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật dẫn tới tình trạng co thắt tại cơ trơn phế quản gây ra người bệnh bị khó thở. Biểu hiện này sẽ xảy ra nhiều hơn mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể bị căng thẳng, lo âu.

  • Nếu trường hợp tình trạng cơ thể căng thẳng kéo dài người bệnh có một vài biểu hiện như hụt hơi, khó thở hay có thể bị ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

Cơ xương khớp:

  • Tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ cơ xương khớp của người bệnh, các cơn đau nhức sẽ thường xuất hiện khi trời trở lạnh.

Bên cạnh đó tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật là bắt đầu của nhiều bệnh lý như:

  • Hội chứng Raynaud: Co thắt các mạch máu máu ngoại vi khiến cho các ngón chân, ngón tay,... có một vài biểu hiện như màu sắc da thay đổi, tê, thay đổi cảm giác,...

  • Xơ cứng bì: Đây là một bệnh mãn tính dẫn tới da trở nên dày và cứng bất thường. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng xơ cứng bì khác nhau và tùy từng mức độ nó sẽ đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

  • Chứng đỏ hoặc xanh tím đầu chi

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không

Tình trạng này không phải là một bệnh cụ thể mà là rối loạn khả năng thần kinh tự động. Rối loạn thần kinh thực vật không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và quá trình vận động các chức năng của cơ thể như nhịp tim, huyết áp,...

Khám sức khỏe định ỳ để phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất

  • Điều trị triệu chứng: Để có thể chữa và điều trị rối loạn thần kinh thực vật nói chung hay các bệnh lý khác nói riêng thì hầu hết các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh rồi điều trị. Nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm ra được phương pháp điều trị các triệu chứng.

  • Lấy lại cân bằng: Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là căn nguyên dẫn tới tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Quá trình thực hiện điều trị để có thể lấy lại sự cân bằng trong hệ thần kinh của người bệnh.

  • Dùng thuốc: Thường sau khi chẩn đoán được tình trạng bệnh các y bác sĩ sẽ kết hợp việc kê đơn các nhóm thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh như: Thuốc an thần, thuốc chống tình trạng trầm cảm, thuốc cho người mất ngủ, chống rối loạn cảm giác lo âu,...

  • Vật lý trị liệu: Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, xông người bằng hơi thuốc để có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe.

  • Thay đổi lối sống: Để có thể phòng ngừa được chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, nên có một chế độ sinh hoạt và vận động khoa học. 

Tránh để cơ thể có quá nhiều áp lực, căng thẳng nên để đầu óc được thư giãn. Ngoài ra nên việc hít thở sâu kèm theo xoa vùng trên rốn sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật không có gì quá nguy hiểm, tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất tới quá trình làm việc và sinh hoạt thường ngày. Để có thể điều trị bệnh được triệt để người bệnh nên tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với mỗi cá nhân nên cần đi khám định kỳ hằng năm để có thể phát hiện ra bệnh kịp thời để có phác đồ điều trị hợp lý.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889