Cách giúp bà mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh

07/07/2022 | 348 |
0 Đánh giá

Để người mẹ có thể vượt qua được tình trạng trầm cảm sau khi sinh thì việc điều trị có thể mang lại một kết quả tốt nếu tuân thủ và thực hiện điều trị sớm. Có một vài phương pháp giúp có cho người mẹ có thể phòng và vượt qua bệnh trầm cảm.

Phương pháp phòng bệnh trước khi sinh

  • Mẹ bầu nên được khám sức khỏe tổng quát và thực hiện sàng lọc trước sinh để có thể giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Chính vì vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các bài kiểm tra đánh giá, sàng lọc trước khi sinh để phát hiện bệnh sớm hơn.

  • Bổ sung cho mẹ bầu các chất dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh khoa học trong giai đoạn thai kỳ. Thông thường trong thời kỳ mang thai phụ nữ cần được cung cấp sắt, vitamin, khoáng chất,...đặc biệt nên tránh xa các chất kích thích gây hại cho cơ thể.

  • Nên tham gia vào các lớp học tiền sản hỗ trợ cho cả vợ và chồng. Hầu hết các lớp học này rất hiệu quả, nó bổ trợ các kiến thức tổng quát cho mẹ từ các giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ mang thai, hành trình vượt cạn, cách chăm sóc con nhỏ sau sinh,...

Thực hiện các phương pháp giúp phòng bệnh trước và sau khi sinh

Phương pháp phòng bệnh sau sinh

  • Kiểm tra sức khỏe: Sau khi sinh người mẹ nên đi kiểm tra sớm tình hình sức khỏe để có thể sàng lọc được các dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh, việc thăm khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt.

  • Lối sống: Việc xây dựng cho người mẹ sau sinh một lối sống lành mạnh là việc quan trọng, người nhà và mẹ sau sinh nên chủ động thực hiện các bài tập hoạt động về thể chất như dành thời gian đi dạo với con hằng ngày, ngủ nghỉ và ăn uống khoa học.

  • Tránh tạo áp lực: Đặc biệt người bệnh không nên tự gây ra các áp lực cho bản thân về mọi vấn đề như cần có suy nghĩ thoải mái, chia sẻ mọi chuyện với mọi người xung quanh. Nên mở lòng với người thân và bạn bè để họ biết được rằng mình đang cần giúp đỡ.

  • Hỗ trợ: Mẹ sau sinh nên nhờ mọi người giúp đỡ mình trong việc chăm con nhỏ, trò chuyện cùng những người đã có kinh nghiệm chăm con. 

  • Chăm chút bản thân: Nên dành nhiều thời gian cho bản thân mình hơn. Thỉnh thoảng nên được đi ra ngoài giải tỏa cùng gia đình và bạn bè, hạn chế ở trong nhà quá lâu.

Nên thư giãn đầu óc như nằm nghỉ ngơi, xem phim hoặc làm những gì để bản thân thoải mái khi có người trông bé.

  • Vận động cơ thể: Nên tập thể dục thể dục thể thao hoặc thực hiện các vận động nhẹ nhàng, ở lì trong nhà sẽ khiến cơ thể bị gò bó. Ngoài ra nên tránh quan hệ vợ chồng sau khoảng 4 tháng sau sinh tùy thuộc vào khả năng phục hồi của của họ.

  • Thuê giúp việc: Nhà bạn nếu có điều kiện có thể thuê giúp việc làm theo giờ để có thể đỡ được một số công việc trong nhà nhằm cho các mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân chu đáo hơn.

  • Nên trò chuyện cùng con khi còn trong bụng mẹ để giúp mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé.

  • Vai trò của người chồng: Chồng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình người vợ mang thai đứa trẻ cho đến khi sinh ra vì nó sẽ quyết định việc người vợ có bị mắc trầm cảm hay không. Vai trò của người chồng trong các giai đoạn này nên gần gũi chia sẻ và tâm sự với vợ. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu để giúp đỡ vợ để vợ cảm thấy được bản thân có giá trị và được quan tâm đến.

Cách vượt qua tình trạng này

Đưa người bệnh đến tham vấn tâm lý

  • Khi phụ nữ sau khi sinh bị mắc bệnh trầm cảm, lúc này nên đưa họ đến nói chuyện riêng với các bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

  • Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp hành vi nhận thức để giúp cho người bệnh có thể nhận ra được tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể thay đổi và cải thiện được các suy nghĩ tiêu cực hay hành vi bất thường. 

  • Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp tương tác là hướng dẫn được mọi người xung quanh có thể hiểu được để có thể hỗ trợ người bệnh điều trị.

  • Phương pháp này được sử dụng khi phụ nữ sau sinh bị trầm cảm giai đoạn nhẹ.

Điều trị bệnh bằng thuốc

  • Báo hết các triệu chứng mình có với bác sĩ để từ đó sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về bệnh. Thường thì các loại thuốc được chỉ định kê đơn là các nhóm thuốc an thần hay nhóm chống trầm cảm. Nhóm thuốc này tác động được lên quá trình ức chế não bộ và điều chỉnh được tâm trạng người bệnh đáng kể.

  • Việc người bệnh dùng thuốc điều trị trầm cảm cần được khám và được sử dụng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ kê đơn. Nếu gặp bất cứ trường hợp nào khiến cơ thể có những bất thường nên hỏi lại bác sĩ để có liệu pháp thay đổi.

  • Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc phù hợp với cơ thể thì không nên tự ý rút ngắn lại thời gian điều trị do bệnh trầm cảm cần được điều trị trong khoảng thời gian dài mới có thể phục hồi hoàn toàn.

  • Ngược lại, có một vài trường hợp sau khi ngừng sử dụng thuốc lại tái phát lại các triệu chứng, người bệnh nên đến bác sĩ.

Hỗ trợ quan trọng của gia đình và bản thân

Sự quan tâm của gia đình và người chồng là liều thuốc bổ ích nhất cho vợ

  • Người bệnh trầm cảm sau sinh rất cần đến sự động viên và hỗ trợ từ người thân trong gia đình và bạn bè. Mọi người xung quanh trong giai đoạn này cần có người để chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc và sở thích của bản thân.

  • Việc gia đình và bạn bè có thể trò chuyện với người bệnh thường xuyên có một vai trò quan trọng để người phụ nữ sau sinh trong thời điểm này có thể phục hồi được bệnh nhanh chóng.

  • Bên cạnh việc người bệnh được điều trị cùng với sự chia sẻ từ gia đình, bản thân của người phụ nữ lúc này cũng đóng góp một phần quan trọng để có thể phục hồi. Thông thường trong giai đoạn này nếu muốn trải qua được tình trạng người mẹ nên tin tưởng và kiên nhẫn và khả năng có thể cải thiện được bệnh trầm cảm.

  • Nên lắng nghe cơ thể và không quá lo lắng khi cơ thể đau nhức, mệt mỏi vì hầu hết những người phụ nữ sau khi sinh đều trải qua cơn đau nhưng nếu bản thân cảm thấy mệt mỏi kéo dài thì đây sẽ là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nặng hơn.

  • Người mẹ nên nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn.

Bệnh trầm cảm sau khi sinh có thể chữa được hoàn toàn không thì thường nó sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát bệnh và ý chí của người mẹ. Ngoài việc hỗ trợ từ gia đình trước và sau sinh thì việc kết hợp với các liệu pháp điều trị sẽ mang lại kết quả khám chữa bệnh hiệu quả nhất.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992