Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

12/07/2021 | 644 |
0 Đánh giá

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe - nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não... Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, cha mẹ cũng cần biết chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách.

 

1. Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

1.1. Tác nhân gây bệnh

 

  • Phế cầu
  • Hemophilusinfluenzae (HI)
  • Liên cầu khuẩn nhóm A
  • Tụ cầuvàng
  • Virus hợp bào hô hấp

1.2. Yếu tố nguy cơ
 

  • Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm
  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
  • Dị ứng
  • Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.
  • Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down
  • Rửa mũi họng cho trẻ không đúng cách làm nước tràn vào tai gây viêm.

1.3. Nguyên nhân gây viêm tai giữa

  • Rối loạn chức năng vòi nhĩ
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang
     

     

2. Biểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa cấp

– Đau tai, ù tai giảm thính lực,có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi,hắt hơi, ho

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

– Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa

– Quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

3. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Liệt mặt
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
  • Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
  • Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…

4. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

4.1. Chế độ vệ sinh:
 

  • Tai: Nếu chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.
  • Mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm, rửa đúng cách không thực hiện khi trẻ quấy khóc. Nên sử dụng các dụng cụ rửa mũi và dung dịch rửa mũi chuyên biệt để thực hiện rửa mũi an toàn. Như Bộ rửa mũi Vesim AG+ hoặc Nước muối biển Vesim được các chuyên gia khuyên dùng khi vệ sinh mũi cho trẻ trên 3 tuổi.
  • Chế độ ăn uống
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.
  • Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ
  • Ngoài ra khi trẻ sốt: Chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt>38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6 h theo hướng dẫn của nhân viên  y tế.
     

     

4.2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ đau tai tăng lên
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

5. Làm thế nào để phòng bệnh viêm tai giữa?

– Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh

– Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.

–  Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.

– Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…

– Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992