Tại sao đau mắt đỏ thường gặp sau mùa mưa lũ? Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

15/10/2021 | 1005 |
0 Đánh giá

Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao… Đây là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Vậy vì sao đau mắt đỏ thường gặp sau mùa mưa lũ. Hãy cùng ThienThanh Pharma tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt

Bệnh lây do thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng vô tình mang virus từ bên ngoài vào cơ thể. Công sở, trường học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhành và nhiều.

Và quan trọng, bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Với các triệu chứng:

- Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.

- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

- Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, ghèn  bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.

- Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.

- Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.

- Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidan sưng to.

Tại sao bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát mạnh vào mùa mưa?

Thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa... là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối... cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Đặc biệt vào ngày mưa bão, lượng nước dồn nhiều, có nơi ngập úng dẫn đến việc tất cả các tác nhân độc hại cho sức khỏe như chất thải, hóa chất, vi sinh vật đáng lẽ không được tiếp xúc với con người thì lại xuất hiện xung quanh đời sống người dân do thiếu và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. 

Do vậy nước nhiễm bẩn là môi trường lây lan bệnh dễ dàng nhất. Vì vậy cần phòng ngừa đúng cách và khoa học để không ảnh hưởng tới thị giác.

Đau mắt đỏ thường gặp vào thời điểm giao mùa

Đau mắt đỏ thường gặp vào thời điểm giao mùa

Điều trị đau mắt đỏ?

Việc điều trị viêm kêt tùy vào tác nhân gây viêm:

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh phổ rộng nhỏ và/ hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ

– Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo hay nước nhỏ mắt rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.

- Đeo kính để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn. Hạn chế đưa tay lên dụi mắt, sờ mắt. Chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh mau phục hồi.

Nhỏ mắt thảo dược Vimaxx Light - Dịu nhẹ với đôi mắt, phòng ngừa đau mắt đỏ

Nhỏ mắt thảo dược Vimaxx Light - Dịu nhẹ với đôi mắt, phòng ngừa đau mắt đỏ

Phòng ngừa đau mắt đỏ vào thời điểm giao mùa

- Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay.

- Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi.

- Tra nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.

- Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…

- Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà  từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.

- Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ từ nguồn Cục y tế dự phòng

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ từ nguồn Cục y tế dự phòng

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992