Những Lưu Ý Bệnh Thoái Hóa Khớp Của Người Già và Cách Chữa Trị

02/05/2021 | 745 |
0 Đánh giá

Tình trạng thoái hóa khớp ở người già thường rất phổ biến, khiến họ đau nhức xương khớp thường xuyên, đi lại khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống và sinh hoạt… Do đó, việc nhận biết những nguyên nhân, biểu hiện gây đau nhức xương khớp sẽ giúp ích không nhỏ cho vấn đề điều trị được hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người ngày nay sống đến 80 – 90 tuổi là việc không còn hiếm. Tuy nhiên, tuổi thọ càng cao thì việc đối mặt với những bệnh tật càng lớn, trong đó có chứng thoái hóa khớp, cùng chuyên khoa xương khớp tìm hiểu về căn bệnh này ở người lớn tuổi qua bài viết sau nhé:

I. Vì sao bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở người già
Theo bác sĩ Lê Đình Trúc Nguyên – Bệnh viện Xương Hàm Mặt chia sẻ, Thoái hóa khớp ở người già là do quá trình sinh học và cơ học bị mất cân bằng giữa 2 yếu tố tổng hợp và đào thải của sụn (Phần đệm ở đầu xương trong các ổ khớp) và xương dưới sụn.

Hiện nay, chưa có quá nhiều nguyên nhân xác đáng cho tình trạng thoái hoá khớp khi lớn tuổi, nhưng theo bác sĩ Nguyên chỉ ra thì có một số yếu tố khá liên quan dẫn đến căn bệnh này như:
Do khớp bị bắt buộc phải vận động, làm việc quá sức, hoặc có thể gặp trong trường hợp bị biến dạng bẩm sinh, hoặc do mắc các chứng bệnh mà hậu quả có thể làm thay đổi hình thái ban đầu của khớp.
Một số bệnh viêm khớp mạn tính không được điều trị dứt điểm, lâu ngày sẽ gây biến chứng khiến cho phần sụn bị hủy hoại dần dần, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn, bệnh goute…
Những chấn thương mang tính chất nghiêm trọng như lao động nặng nhọc trong thời gian dài, chơi thể thao quá sức chịu đựng của cơ thể và xương khớp, bị tai nạn… gây nên sự mất ổn định giữa khớp và phần dây chằng.
Người cao tuổi bị loãng xương, khi ngã thường theo phản xạ vô điều kiện là chống tay xuống đất để giữ thăng bằng, lâu ngày khiếp các khớp như cổ tay, khớp cổ, cột sống… bị thoái hóa và gây nên tình trạng đau nhức.
II. Các biểu hiện thoái hóa khớp ở người già


Bác sĩ Nguyên còn chỉ ra rằng khi người già bị thoái hóa khớp thì chủ yếu gặp ở lớp sụn mềm ngay đầu xương là chính. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây ra hiện tượng giảm thiểu đáng kể khả năng tiết dịch nhầy ở khớp bị thoái hóa.
Ở người già có rất nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa, nhưng bác sĩ Nguyên cho biết, tình trạng thoái hóa khớp ở người già hay gặp nhất là thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp háng, cổ chân, bàn chân…
Và mỗi khớp bị thoái hóa thường sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau:
Khớp gối: Triệu chứng đau thường đi kèm theo tiếng kêu lục cục khi có hành động co duỗi gối, người già sẽ đau nhiều hơn khi đi lại vận động, đặc biệt là tư thế ngồi xổm khi đứng dậy sẽ rất khó khăn. Bệnh nặng sẽ gây tê chân, thậm chí biến dạng khớp gối.
Cột sống thắt lưng: Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau lưng nhiều vào lúc thức dậy, sau đó kéo dài cả ngày. Thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng dài xuống chân.
Đốt sống cổ: Biểu hiện thường là tình trạng đau cổ, xoay đầu bị hạn chế. Có thể gây đau khớp vai, vùng cổ và tay rồi lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Khớp háng: Người bệnh thường đi lại rất khó khăn, đau nhức ở vùng bẹn và mặt trong của đùi, có khi cơn đau lan sang vùng mông, mặt sau của đùi.
Ngoài ra, chứng thoái hóa khớp ở người già gây nên những tình trạng như nóng đỏ, tràn dịch khớp kèm những cơn đau dai dẳng ngày đêm, khiến họ mệt mỏi, chán ăn, ngủ không yên giấc, sụt cân…
III. Cách điều trị thoái hóa khớp ở người già
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp ở người già có mục đích giảm các triệu chứng đau nhức, duy trì và phục hồi các chức năng vận động ở người già, giúp họ di chuyển nhẹ nhàng hơn.
Có thể áp dụng một số phương pháp cho người già khi gặp tình trạng thoái hóa khớp:
1. Điều trị dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc Tây y giúp giảm đau, chống viêm… nhằm tăng cường tái tạo lại phần sụn, giúp ức chế các men có hại cho sụn, giảm dần quá trình đau và dấu hiệu th
oái hoá khớp.
Tuy nhiên, do tuổi tác cao nên người bệnh phải cẩn trọng khi dùng thuốc, cần đến bệnh viện để lắng nghe những chỉ định của bác sĩ để dùng một số loại thuốc như sau:
Thuốc giảm đau: Tramadol, Paracetamol, Aspirin, Idarac…
Thuốc chống viêm và kháng sinh: Tùy theo diễn biến của bệnh ở những giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng Diclofenac, Ibuprofen, Tenoxicam, Meloxicam…
Thuốc tiêm: Điều trị bằng cách tiêm trực tiếp dịch khớp hoặc Corticosteroid theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
2. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
Để điều trị thoái hóa khớp ở người già mà không dùng thuốc cần dựa vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng:
Giảm cân: Việc béo phì, thừa cân là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển không nhỏ của chứng thoái hóa khớp ở người già, tăng sức nặng lên các khớp… Do đó việc giảm cân được khuyến khích để giảm sức nặng khối lượng lên khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa và đau đớn ở người bệnh.

Vật lý trị liệu: Phương pháp này được bác sĩ dùng chữa thoái hóa khớp ở người già hiệu quả bằng kỹ thuật siêu âm, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, đắp thuốc… giúp giảm đau, tăng sức mạnh cơ bắp, phục hồi khả năng vận động và giảm tiến triển của bệnh.
Tập thể dục: Các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội, yoga… được khuyến khích cho người già bị thoái hóa khớp, giúp cải thiện sức mạnh các cơ quanh khớp, tránh cứng khớp, cải thiện tình trạng lưu thông tuần hoàn máu quanh khớp.
IV. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp ở người già
Người xưa luôn nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó việc phòng chống bệnh thoái hóa khớp ở người già có thể thực hiện được nếu bệnh nhân biết nhận thức về hậu quả càng sớm.
Dưới đây, người cao tuổi nên thực hiện những việc theo thói quen hàng ngày như sau:
1. Chế độ dinh dưỡng
Một trong những cách phòng ngừa thoái hóa khớp ở người già hiệu quả là thông qua dinh dưỡng trong việc ăn uống hàng ngày.
Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và các loại vitamin giúp ngăn ngừa hiệu quả các cơn đau nhức, viêm khớp ở người cao tuổi.
Trong mỗi bữa ăn, người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc… Đồng thời hạn chế chất béo, mỡ động vật, thức ăn nhanh,rượu bia, thuốc lá, nước ngọt…
2. Không mang vác vật nặng thường xuyên
Nhiều người cao tuổi thường hay lao động để đỡ nhàn chân tay, tuy nhiên những công việc mang vác nặng dễ khiến các khớp xương dễ tổn thương và thoái hóa về sau.
Chính vì thế, người lớn tuổi nên hạn chế tối đa công việc nặng nhọc chân tay lại để giảm nguy cơ mắc bệnh và đau đớn.
3. Tư thế trong làm việc và sinh hoạt hàng ngày
Những thói quen xấu như làm việc sai tư thế, ngồi quá lâu một chỗ, xem tivi lâu, nằm một tư thế… là những thói quen xấu khiến người già dễ bị đau nhức xương khớp.
Thậm chí, có một số người vì ê ẩm mình mẩy nên không cử động nhiều khiến cho tình trạng bệnh càng xấu đi. Do đó, người già nên chú ý đến những tư thế và thói quen của mình hàng ngày, có sự điều chỉnh để tránh tình trạng các khớp xương bị thoái hóa.
4. Bổ sung vitamin D khi bị loãng xương
Loãng xương là tình trạng không hề hiếm gặp ở người cao tuổi, vì tuổi già nên người cao tuổi ít hoạt động ngoài trời, tình trạng thiếu hụt vitamin D là điều không tránh khỏi, điều này là tiền đề cho nguyên nhân thoái hoá khớp.

Để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin D, người lớn tuổi cần tham gia các hoạt động thể lực nhẹ nhàng với tần suất thường xuyên, nên tắm nắng trước 9h sáng để cơ thể tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết.
 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889