Bệnh Polyp mũi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Polyp mũi là tổ chức phát triển từ niêm mạc mũi thoái hóa xuất phát từ sự phù nề trong lớp liên kết của niêm mạc, thường là quanh lỗ thông tự nhiên của xoang hàm.
Khi bạn bị nghẹt mũi kéo dài liên tục trong nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng thì dấu hiệu đó có thể không cảnh báo về vấn đề dị ứng hoặc cảm lạnh thông thường. Thay vào đó, polyp mũi có khả năng cao là tác nhân đứng sau.
Polyp Mũi là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng cấp và mạn tính, bệnh xơ hóa nang đều dẫn đến sự hình thành polyp mũi. Các khối polyps chảy máu xảy ra trong granoloma mũi xoang ( u hạt mũi xoang). Polyp một bên có thể xuất hiện cùng với hoặc biểu hiện như các khối u lành tính hoặc ác tính của mũi hoặc xoang cạnh mũi. Chúng cũng có thể xảy ra khi phản ứng với dị vật mũi xoang. Polps mũi có liên quan chặt chẽ với:
- Dị ứng aspirin
- Viêm xoang
- Hen
- Triệu chứng bao gồm ngạt mũi và chảy mũi sau, ngạt, hắt hơi, chảy mũi, mất hoặc giảm ngửi, đau nhức sọ mặt, và ngứa mắ và mũi.
- Chẩn đoán thường dựa trên thăm khám lâm sàng. Một polyp nhỏ có hình giọt nước; khi to, nó giống như một chùm nho.
Polyp mũi là gì?
Đối tượng nguy cơ bệnh polyp mũi
Tất cả mọi người đều có thể bị bệnh polyp mũi, nhưng xảy ra chủ yếu ở người trên 40 tuổi và ở trẻ em bị các bệnh như hen phế quản, viêm xoang mãn, sổ mũi và xơ nang phổi.
Các biện pháp điều trị bệnh polyp mũi
Tuy polyp mũi không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng vẫn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Viêm xoang cấp hoặc mãn tính.
- Ngưng thở lúc ngủ
- Biến dạng khuôn mặt
- Vì vậy các chuyên gia đều khuyến cáo người bệnh khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên mức độ polyp và tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Hiện nay, các biện pháp được sử dụng để điều trị polyp mũi được chia thành hai loại chính:
Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc (cần có chỉ định của bác sĩ)
Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ có thể dùng phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Các phẫu thuật được thực hiện tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp, bao gồm: Phẫu thuật cắt polyp mũi, phẫu thuật nội soi xoang (tên tiếng Anh là Endoscopic sinus surgery.
Ngay cả khi được điều trị triệt để thì bệnh polyp mũi vẫn thường có khả năng cao tái phát lại. Do đó bệnh nhân cần thường xuyên khám định kỳ và chú trọng giữ gìn sức khỏe.
Biện pháp điều trị bệnh Polyp mũi
Phòng ngừa bệnh polyp mũi
Polyp mũi có thể là bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình trưởng thành. Có thể phòng ngừa tuyệt đối được polyp mũi và có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển hoặc tái phát bệnh bằng các biện pháp như:
- Kiểm soát các bệnh hen phế quản và dị ứng.
- Tránh xa môi trường có các chất kích thích mũi, các chất có khả năng gây viêm hoặc kích ứng mũi và xoang như khói thuốc, bụi…
- Dùng xà phòng để vệ sinh tay thường xuyên nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây viêm mũi và xoang.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và xoang hằng ngày nhằm giảm viêm trong mũi cũng như làm khô chất nhầy đang gây nghẹt mũi, đồng thời làm chậm quá trình sản sinh chất gây viêm adiponectin trong cơ thể. Bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hay các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh mũi họng an toàn, hiện nay có rất nhiều loại xịt mũi, nhỏ mũi hay bình rửa mũi tiện lợi để lựa chọn như: Nước muối biển Vesim, Bình rửa mũi Neilmed, Bình rửa mũi xoang Vesim AG+,.....
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch: Ngủ đủ giấc, áp dụng chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng
Tin tức - Bài viết liên quan