Viêm mũi dị ứng có lây nhiễm không? Cách phòng ngừa bệnh Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với những chất hoặc vật gây dị ứng (dị nguyên) đường hô hấp. Tuy là một căn bệnh lành tính nhưng những triệu chứng của bệnh thường xảy ra dai dẳng và gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi "Liệu viêm mũi dị ứng có lây sang người khác không?". Câu trả lời sẽ được Thienthanh Pharma chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay!
Có hai loại viêm mũi dị ứng, nếu người bệnh chỉ bị hắt hơi, ngứa và chảy mũi vào thời điểm giao mùa thì đó là dạng viêm mũi dị ứng theo mùa. Dạng này thường do phấn hoa và bào tử lan truyền trong không khí khi cây cỏ đến mùa thay hoa lá. Còn nếu triệu chứng kéo dài liên tục trong năm thì phần lớn là do khói bụi, bụi bẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là dạng viêm mũi dị ứng quanh năm.
Viêm mũi dị ứng chia thành hai loại
Viêm mũi dị ứng chủ yếu xuất hiện ở những người có sức đề kháng yếu, cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, khả năng đề kháng, chống lại các tác nhân dị ứng bên ngoài kém, nên dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm và phòng ngừa hiệu quả, bệnh sẽ thường xuyên tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Bệnh Viêm mũi dị ứng có lây không?
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều người, về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh viêm mũi dị ứng không lây, đây là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người sang người.
Tuy nhiên, để giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thì ngay khi có các triệu chứng hay nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị trong thời gian điều trị kéo dài đối với căn bệnh dai dẳng này.
Tình trạng sưng viêm của bệnh lý Viêm mũi dị ứng
Cách phòng bệnh Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố dị nguyên, nấm, virus, vi khuẩn,.... Chính vì thế những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng cần cảnh giác với căn bệnh này. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Vệ sinh cá nhân tốt.
- Không nên nuôi chó, mèo hoặc một số vật nuôi khác trong nhà. Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vật nuôi.
- Chăn, gối, ga, đệm, vải bọc và một số đồ dùng cá nhân khác cần phải được vệ sinh định kỳ. Hoạt động này sẽ giúp bạn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, hạn chế mạc bụi nhà phát triển, giữ cho không gian thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi bẩn như mang khẩu trang khi ra đường hoặc khi dọn dẹp nhà cửa.
- Không hút thuốc lá.
- Khi thay đổi thời tiết, vào thời điểm giao mùa, bạn cần giữ cho cơ thể đủ ấm.
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ…) cũng là một cách giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng và phòng bệnh.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên bằng cách như: xúc miệng nước muối loãng, xịt mũi, rửa mũi,... Bằng các phương pháp và dụng cụ chuyên dụng đem lại hiệu quả và an toàn cao như bình rửa mũi xoang Vesim AG+ với thiết kế vòi cong chống sặc là sự lựa chọn thông minh để giữ vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Đối với trẻ em, việc chăm sóc và áp dụng những biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng cần được đề cao:
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho không gian sống của trẻ trong lành. Ba mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ khi không khí khô.
- Giúp trẻ duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, bụi bẩn, nấm móc.
- Khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường, ba mẹ nên giữ ấm cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây để giúp quá trình làm việc của hệ hô hấp diễn ra tốt hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu viêm mũi hoặc sổ mũi, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và kịp thời áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp.
- Sử dụng nước muối sinh lý hay các dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi và họng cho trẻ mỗi ngày. Đặc biệt là khi ra ngoài và trở về nhà. Có nhiều gợi ý cho việc rửa mũi vệ sinh mũi cho trẻ, hiện nay có rất nhiều phương pháp và dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ đạt hiệu quả và an toàn như bình rửa mũi (Nelmed, Bình rửa mũi xoang Vesim AG+,...) không nên sử dụng xylanh rửa mũi cho trẻ nữa vì phương pháp này có thể để lại nhiều hậu quả (sặc, viêm tai giữa,...)
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị khoa học sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang... Vì vậy, bạn nên khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bạn để được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó việc tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như trên sẽ giúp bạn tránh xa viêm mũi dị ứng, cải thiện chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Tin tức - Bài viết liên quan