Những điều sai lầm của bố mẹ gây tổn hại đến cảm xúc và lòng tự trọng của con

26/02/2021 | 998 |
0 Đánh giá

Chìa khóa để nuôi dạy một đứa trẻ toàn diện là thiết lập một hệ thống hỗ trợ vững chắc ở nhà để trẻ lớn lên hài lòng với những thành tích và tham vọng của mình.

Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ không nhận ra tác động của một số hành vi đối với con cái của họ. Những hành động này có thể khiến những linh hồn nhỏ bé đáng quý mà bạn rất mực yêu thương tổn thương trong im lặng.

 

 

32 câu cha mẹ không nên nói với con

 

1. Bố đi lấy người khác rồi, không về nữa đâu

Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, nhưng không có nghĩa là cha mẹ nói gì cũng được. Câu nói này thường chỉ mang tính mua vui nhưng khi nghe xong, trẻ con sẽ thấy sợ hãi vì bố không về với mình nữa.
2. Mẹ có em bé, cháu bị ra rìa rồi!

Vì suy nghĩ “trẻ em biết gì” và muốn trêu đùa nên người lớn thường nói câu này với trẻ mà không biết rằng mình đang vô tình làm khơi dậy lòng ghen tị trong tâm hồn trẻ, ảnh hưởng xấu đến tình cảm anh chị em trong gia đình.

3. Cháu được bố mẹ nhặt ở chỗ khác về đấy!

Cháu là con ông ba bị, con bà ăn xin
Cháu là con ông ba bị, con bà ăn xin
Cháu là con nuôi, bố mẹ cháu nhặt ở thùng rác, vụi tre về đấy!
Cháu là con nuôi, bố mẹ cháu nhặt ở thùng rác, vụi tre về đấy!
Không ít đứa trẻ bị đùa rằng mình chỉ là con nuôi bố mẹ nhặt được ngoài thùng rác mang về, là con ông ba bị, con bà ăn xin. Câu nói đó khiến những đứa trẻ với tâm hồn thật thà hoang mang, tổn thương vì nghĩ mình là con nuôi thì không được yêu thương, nhiều trẻ bị mặc cảm vì nghe quá nhiều những câu nói thế này.

>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY

4. Béo thế, ăn vừa thôi

Nếu bị chê bai là quá béo hay quá gầy, trẻ cũng dễ dẫn đến các vấn đề về dinh dưỡng, trẻ không chịu ăn hoặc cố gắng ăn thật nhiều. Ngoài ra trẻ cũng có thể tự ti và mặc cảm về ngoại hình của mình, không dám hòa đồng vào các mối quan hệ ở trường lớp.

Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…

5. Dọa công an bắt

Trẻ con khóc, người lớn dọa: Nín ngay không chú công an bắt…
Trẻ con làm sai, người lớn nạt: Nghịch dại là công an bắt đi tù…
Trẻ con ghét chú công An, vì công An có còng số 8, có súng…
Việc lấy chú ông an ra làm “bình phong” khiến, nhiều đứa trẻ đã hốt hoảng sợ hãi mỗi khi nhìn thấy chú công an. Về mặt xã hội, hình ảnh công an đã không tốt trong tâm lý trẻ em, đến khi trẻ có chuyện cũng sẽ không có lòng tin để kể với lực lượng công an. Các bạn cũng thấy đấy, những vụ ấu dâm, bạo hành, trẻ thường không dám kể với công an.

6. Chê mặc đồ xấu

Có những bé trai nhất quyết vứt bỏ chiếc quần mẹ mới mua chỉ vì bị hàng xóm nói đùa “mặc quần con gái”. Việc này thật khổ sở cho các bậc phụ huynh.

7. Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn..

8. Đừng có giống hệt bố mày như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…

Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố.


Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố. Việc bố chê con có tính xấu giống mẹ cũng có những tác hại như vậy. Chúng ta nên là những hình mẫu tốt đẹp trong mắt con trẻ.

9. Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy

Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về cha mẹ.

Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi,

10. Ước gì bạn ấy là con mẹ thì tốt quá

Có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn ấy thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn bé.

11. Biết con hư thế này, mẹ đã chẳng sinh ra con

Biết con hư thế này, mẹ đã chẳng sinh ra con” hoặc nặng hơn “Mày không phải con tao, con tao không có ngữ nào ngu dốt như mày. Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Rất nhiều bé sẽ bị ám ảnh và không bao giờ quên được câu nói này của bạn.

Đã có rất nhiều bố mẹ chỉ vì con đứng nhì lớp, chỉ sau một bạn mà tất cả những câu chửi cay độc có thế tuôn ra, đòn roi bầm dập trên người, cơm không lành canh không ngọt tận mấy tuần lễ. Người lớn có vẻ càng ngày càng yêu cầu quá cao ở trẻ con.

Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, có trôi qua cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được. Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành.

Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.

12. Dốt quá, dễ vậy mà con cũng không biết à?

Đây là một trong những cách tệ nhất khi dạy con học, có thể khiến bé xấu hổ, mất tự tin và hoang mang. Tệ hơn bé sẽ thấy sợ hãi, hình thành thói quen “giấu dốt” không dám hỏi thêm bạn điều gì.
Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.

Bạn đã bao giờ bị áp đặt: “Trẻ con không được cãi, người lớn nói sai cũng là đúng, im mồm mà nghe!”

Có bao giờ không? Và bạn còn đau không?…Tôi gọi đó là những lời nói sát thương hơn dao chém.

Ngoài ra còn một số câu “cửa miệng” mà phụ huynh thường áp dụng với trẻ, gây tâm lý và áp lực cho trẻ. Chúng tôi xin liệt kê thêm:

13. Đồ ăn hại    

14. Sao mày ngu thế, dốt thế. Tao có để mày thiếu thốn cái gì đâ
15. Con/Mày lười quá! Chẳng chịu học hành, chỉ mải chơi    

16. Sao con hậu đậu thế!

17. Con làm xấu mặt bố/mẹ, đúng là của nợ.    

18. Con không có ý thức gì cả! Phòng con bẩn như chuồng lợn ấy.

19. Con không bao giờ chịu nghe lời cả!    

20. Óc mày óc người hay óc lợn hả con?

21. Con gái mà ở bẩn như hủi ấy, sau này ai rước.    

22. Học dốt như lợn thì sau này chỉ có mà ăn đất thôi.

23. Đồ ăn hại, chỉ biết ăn với phá thôi, không được tích sự gì.    

24. Mày muốn giết mẹ/bố mày hả con?

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ cần làm những gì?

25. Học dốt thế này thì nhịn cơm, cho ăn cho phí cơm ra.    

26. Con gái con đứa nứt mắt ra học không lo học đã đua đòi đi chơi, không biết giữ mình có ngày ễnh bụng ra đấy thì nhục.

27. Trời ơi sao mày ngu thế!    

28. Mày ăn phải cái gì mà mày dốt không để cho ai dốt với!

29. Câm miệng; Câm ngay!    

30. Tập trung vào đây, nhìn vào chữ!

31. Con với chả cái, càng lớn càng hư, không coi bố mẹ ra gì.  

32. Mày cứ chơi với cái lũ mất dạy ấy đi rồi sau này không ra gì thì đừng có trách bố mẹ không nói trước

Nếu trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ, bạn hãy đọc bài viết: Trẻ chậm nói để biết cách điều trị nhé!

Một số lưu ý cha mẹ cần nhớ khi mắng con
Không mắng con quá lâu, không nhắc đi nhắc lại nhiều lần, việc mắng mỏ chỉ có tác dụng trong một hai lần. Khi diễn ra thường xuyên, cứ hở ra cha mẹ lại buông lời mắng mỏ điều này khiến con nghĩ cha mẹ ghét mình và tạo tâm lý chống đối, tìm cách trốn tránh và nói dối trước mặt cha mẹ để không bị ăn mắng.

Chỉ mắng con khi: Con đánh lại người thân, bắt nạt bạn bè, con nghĩ mình là “ông vua” trong nhà, mè nheo hờn dỗi, lén lấy đồ của người khác…

Sử dụng cách nói tích cực với con: Đơn giản như thay vì nói “Cấm, không bao giờ, không được…”. Cha mẹ hãy cố gắng nói từ “Có” nhiều hơn. Ví dụ khi con muốn đi chơi nhưng bài tập và việc được giao vẫn chưa hoàn thành thay vì nói “ Con không được đi chơi cho tới khi hoàn thành bài tập và việc nhà” ta có thể nói:” Được chứ, con sẽ được đi chơi ngay khi hoàn thành bài tập và việc nhà”

Hy vọng rằng sau bài viết này cha mẹ có thể tìm cho mình biện pháp kiềm chế cơn giận, nó không chỉ mang lại tác dụng tuyệt vời trong nuôi dạy con cái, để ta không trở thành những ông bố bà mẹ cay nghiệt và đáng sợ. Nó cũng khiến cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn khi mọi việc đều diễn ra trong tầm kiểm soát.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889