Dị ứng mắt có nguy hiểm không?

07/06/2021 | 761 |
0 Đánh giá

Dị ứng mắt là một trong những tình trạng thường gặp phải ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng. Mặc dù căn bệnh này có thể dễ dàng chữa khỏi nhưng nó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho mắt ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người bệnh.

1. Dị ứng mắt là gì?

Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng và xảy ra khi mắt phản ứng với chất kích thích. Những chất này gọi là dị nguyên. Khi cơ thể phản ứng với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng mắt.

Dị ứng mắt có nguy hiểm không?

 

Hệ thống miễn dịch luôn làm việc để bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố có hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, hệ thống này phản ứng sai lệch cũng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch với những chất được cho là nguy hiểm. Đó chính là hiện tượng dị ứng mắt.

Hệ thống miễn dịch tạo ra các chất chống lại dị nguyên, các chất này vô hại với cơ thể nhưng lại dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt.

2. Triệu chứng thường gặp khi dị ứng mắt

Dị ứng mắt có triệu chứng khá rõ ràng so với các bệnh khác về mắt. Những triệu chứng phổ biến như mắt ngứa hoặc bỏng rát, chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có gỉ xung quanh mắt hoặc không, dị ứng mắt sưng tấy mi mắt hoặc sưng húp, phù mọng kết mạc...

Tình trạng này có thể xảy ra ở cả một hoặc hai mắt. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi. Vì thế, khi gặp các triệu chứng trên, hãy nghĩ ngay đến bệnh dị ứng mắt để tham khảo ý kiến của bác sĩ, giúp việc điều trị kịp thời và hiệu quả.

3. Dị ứng mắt có nguy hiểm không?

Dị ứng mắt là một tình trạng dị ứng tương đối nguy hiểm, nó có thể dẫn tới một số tổn thương nghiêm trọng ở mắt nếu không được điều trị kịp thời:

  • Viêm giác mạc: xảy ra do các yếu tố như nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc tố, nhiễm các loại virus thủy đậu, Herpes hoặc zona. Viêm giác mạc thường dẫn tới các phản ứng viêm không/có mủ, hoại tử, khiến thị lực bị suy giảm, thậm chí có thể bị mù lòa nếu không có biện pháp điều trị sớm.
  • Viêm kết mạc dị ứng: đây là một trong những tình trạng tổn thương ở mắt phổ biến nhất. Khi bị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng cụ thể như chảy nước mắt, ngứa mắt, gỉ mắt nhiều và thường có màu trong, đôi khi dai dính, đặc quánh hoặc ở thể lỏng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra các tình trạng như co quắp mi mắt, phù nề hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
     

4. Điều trị dị ứng mắt

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp bị dị ứng mắt:

  • Thuốc kháng histamin đường uống: điều trị hiệu quả cho các triệu chứng như ngứa, rát mắt. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể đem lại một số tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như khô mắt hoặc khiến tình trạng dị ứng mắt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ mắt: sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có thành phần nước muối sinh lý để loại bỏ đi chất gây dị ứng sẽ giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng như khô mắt và tạo độ ẩm cho mắt. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại hiệu thuốc và sử dụng chúng thường xuyên để đạt được hiệu quả cao. (Một vài loại thuốc có thể tham khảo: Osla, Vimaxx Light, V.rohto,....)

    Vimaxx Light - Thuốc nhỏ mắt thảo dược nhẹ diu

  • Thuốc thông mũi: các loại thuốc thông mũi được sử dụng để điều trị các triệu chứng đỏ mắt do dị ứng với các dị nguyên.
  • Chất ổn định tế bào mast: sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa chất giúp ổn định tế bào mast sẽ làm giảm tình trạng ngứa, chảy nước mắt, mẩn đỏ hoặc rát mắt. Bạn nên sử dụng chúng khoảng 1-2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa Corticosteroid: điều trị hiệu quả các tình trạng ngứa, sưng tấy và đỏ mắt. (Một số loại thuốc có thể tham khảo: Nemydexan,....)
  • Chích miễn dịch trị liệu: trong trường hợp thuốc nhỏ mắt, và các phương pháp kiểm soát dị ứng khác không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện liệu pháp chích chất dị ứng. Trong phương pháp này, một lượng nhất định các chất gây dị ứng sẽ được đưa vào cơ thể và giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch với các chất gây dị ứng mắt.
     

5. Các cách phòng ngừa dị ứng mắt

Để phòng ngừa hiệu quả dị ứng mắt, bạn nên thực hiện theo các cách dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, ví dụ như phấn hoa, lông chó mèo, bụi, khói,...
  • Vào mùa xuân hoặc hạ, các loại thực vật bao gồm cây, cỏ dại và các loại phấn hoa thường phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, khi ở trong nhà, bạn nên đóng các cửa sổ hướng ra vườn và bật điều hòa trong phòng. Nếu phải hoạt động ngoài trời, bạn nên đeo theo kính mắt để tránh các chất gây dị ứng bay vào mắt.
  • Nấm mốc, bụi bẩn và lông thú cưng đều là những tác nhân hàng đầu gây dị ứng mắt. Vì vậy việc vệ sinh nhà cửa, phòng tắm sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc gây bệnh phát triển, do đó, khi ở trong nhà, bạn nên cố gắng duy trì độ ẩm khoảng 30%- 50%. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với động vật, bạn nên rửa tay sạch sẽ với nước rửa tay để loại bỏ lông và vi khuẩn.

Bệnh dị ứng mắt có thể đi kèm với dị ứng của các cơ quan khác như dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, thuốc, hen...

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992