Nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh

07/07/2021 | 840 |
0 Đánh giá

Nghẹt mũi là chứng bệnh phổ biến có thể sảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh luôn là điều các bậc phụ huynh lo lắng nhất vì việc điều trị không đúng cách vừa không làm trẻ hết nghẹ mũi vừa làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác. Vậy phải làm sao để giúp trẻ hết nghạt mũi? Mời các ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây.

1. Hút mũi


Hút mũi giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn, giảm tình trạng bé ngạt mũi khó thở. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dịch nhầy được làm loãng hơn, cha mẹ có thể tiến hành hút mũi cho trẻ. Sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng để không làm tình trạng viêm mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Không hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong 1 ngày, có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.

bé ngạt mũi khó thở

Hút mũi trẻ giúp loại bỏ dịch nhầy thông thoáng mũi trẻ

2. Xông hơi


Hơi nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. Đồng thời cung cấp độ ẩm và làm mũi trẻ ấm hơn. Xông hơi giúp thông mũi, giảm ho, đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh..

Xông hơi cho trẻ bằng máy xông hơi chuyên dụng hoặc có thể xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Chú ý cẩn thận để trẻ không bị bỏng.

3. Bổ sung độ ẩm không khí trong phòng


Không khí quá khô vào mùa đông hay cho trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và là yếu tố tác động khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên bổ sung độ ẩm không khí bằng cách chạy máy giữ ẩm để lỗ mũi của trẻ không bị khô, bớt đau rát.

4. Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ


Khi bé ngạt mũi khó thở, nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.

5. Những điều tuyệt đối cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

  • Hút mũi cho trẻ bằng miệng: có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút lây sang trẻ
  • Tự ý cho trẻ sử dụng thuốc co mạch, thuốc kháng sinh

Những biện pháp trên không những không giúp bé dễ chịu hơn mà còn vô tình gây nên những bệnh khác thậm chí làm chảy máu mũi trẻ hay những ảnh hưởng xấu do sử dụng thuốc bừa bãi. Cần cân nhắc sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị, nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia để đem lại những điều tốt nhất cho con.

6. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối
 

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nhỏ mũi còn giúp làm mềm các vẩy cứng, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nhỏ mũi khiến mũi thông thoáng hơn, ít nhất là trong một thời gian ngắn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và vệ sinh khoảng 3 - 5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và đi ngủ.

Cách nhỏ mũi cho trẻ: bế trẻ nằm ngửa, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi, chờ khoảng vài phút, lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.

Chú ý, không nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tiếp vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ.

Hiện nay, ngoài nước muối sinh lý thì có các sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ em để vệ sinh mũi, điều trị các chứng nghẹt mũi sổ mũi như các loại nước muối biển. Nước muối biển Vesim là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng, sản phẩm có các loại phù hợp, an toàn với từng độ tuổi đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nước muối biển Vesim - Được các chuyên gia và hàng nghìn ba mẹ tin dùng

Nước muối biển Vesim - Được các chuyên gia và hàng nghìn ba mẹ tin dùng

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992