Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân & Cách điều trị

14/06/2021 | 970 |
0 Đánh giá

Thoái hoá cột sống thắt lưng (Spondylosis) là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Những thay đổi này khiến người bệnh đau, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

 

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì

Theo viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) có hơn 85% những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống:

  • Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
  • Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
  • Tác động của bệnh thoái hóa cột sống khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng

    Nhiều người gặp phải tình trạng thoái hóa cột sống

 

Nguyên nhân bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Thoái hóa cột sống lưng là gì?

Thoái hóa cột sống lưng là gì?

 

Triệu chứng bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

 

Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Yếu ở tay hoặc chân
  • Sự phối hợp giữa tay và chân kém
  • Co thắt cơ bắp và đau
  • Đau đầu
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Đường lây truyền bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Bệnh thoái hoá cột sống không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.
  • Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cùng có tiêm thuốc đối quang từ
  • Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến thoái hoá cột sống thay đổi theo từng cá nhân, bao gồm:
  • Có người thân đã mắc thoái hoá cột sống
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Lối sống ít vận động và hạn chế tập thể dục
  • Bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống
  • Hút thuốc lá
  • Có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng áp lực lên cột sống
  • Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Bị viêm khớp vẩy nến
     

Phòng ngừa bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, nhưng có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu tại nhà
  • Ngồi và đứng đúng cách.
  • Học cách nâng các đồ vật
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh sử dụng quá nhiều rượu.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều.
  • Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ khám các triệu chứng hiện có của người bệnh và thực hiện một số xét nghiệm sau:
  • Chụp X-quang tư thế thẳng và nghiêng để phát hiện các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Xét nghiệm máu toàn phần
  • Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, hầu hết các trường hợp bệnh thoái hoá cột sống chỉ nhẹ, thỉnh thoảng cứng và đau và không cần điều trị.
  • Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng không tiêm thuốc đối quang từ
     

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu bị đau người bệnh có thể thử như sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích.
  • Thực hiện hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống.
  • Cải thiện tư thế ngồi, đi và đứng
  • Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người bệnh thực hiện các bệnh tập tại nhà
  • Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau
  • Phương pháp điều trị thay thế

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau để kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh như:

  • Châm cứu
  • Nắn chỉnh cột sống
  • xoa bóp - để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc xoa bóp nên kết hợp xoa bóp với tinh dầu nóng như: Tinh dầu Mộc Cốt Linh, Cao Bạch Hổ,.....
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Kích thích điện
  • Điều trị bằng thuốc - Có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị, thuốc bổ sung dưỡng chất cho xương chắc khỏe như: Các thuốc bổ sung Calci, Mạnh Cốt Linh giúp cường gân cốt hay thức uống dinh dưỡng có chứa Calci (Lưu ý: không sử dụng các thuốc chứa Calci với các thuốc chưa sắt)

Nếu đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc giảm đau kê đơn
  • Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.
  • Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạnh Cốt Linh giúp mạnh gân cốt cho người thoái hóa

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889