Viêm bờ mi mắt: Triệu chứng, Cách điều trị và Phòng tránh
Bệnh viêm bờ mi (viêm bờ mi mắt) là tình trạng sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị viêm bờ mi mắt dưới hoặc trên. Mặc dù vậy, một số thống kê cho thấy người trẻ tuổi có xu hướng bắt gặp triệu chứng viêm bờ mi nhiều hơn so với người cao tuổi.
Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, vấn đề sức khỏe trên thường không gây tổn hại vĩnh viễn đến thị lực. Tuy nhiên, bệnh sẽ khiến mắt bạn bị kích thích và trở nên đỏ. Tình trạng này khác với bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và không có tính lây truyền.
1. Nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt
Nguyên nhân gây viêm mi rất đa dạng, nhưng thường là do thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ: lười rửa mặt, dùng nước bẩn, khăn bẩn để lau mặt… khiến các vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng tấn công ở mi.
Ngoài ra, không khí ô nhiễm, bụi, khói, hóa chất, thói quen trang điểm nhưng không tẩy trang sạch… cũng có thể gây viêm mi.
Nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt
2. Triệu chứng viêm mi mắt
-Ngứa
-Lông mi rụng nhiều
-Cảm giác như có bụi trong mắt
-Chớp mắt liên tục
-Bờ mi có vảy
-Viêm đỏ bờ mi
-Viêm loét bờ mi: đây là hình thái nặng. Người bệnh ngứa mắt nhiều, sợ phải tiếp xúc với khói, gió, bụi, ánh sáng.
-Lên chắp lẹo.
+ Chắp là một dạng khối khối u lành tính trên mi, sưng phồng xuất hiện ngay trên
vùng bị tắc nghẽn các ống tuyến Meibomius.
+ Lẹo là hiện tượng viêm cấp của tuyến bã quanh chân lông mi hoặc tuyến lệ phụ ở chân các lông mi hướng ra phía bờ mi. Lẹo có biểu hiện lúc đầu chỉ là phù mi sau xuất hiện một ổ sưng, rất đau khi chạm vào, sau vài ngày cảm giác đau sẽ trở thành cảm giác nhức buốt, chân lông mi có mủ.
Viêm bờ mi mắt nặng
3. Điều trị viêm bờ mi
Thật không may, không có cách chữa khỏi bệnh viêm bờ mi, nhưng có một số điều có thể làm để giúp kiểm soát các triệu chứng.
- Gạc ấm
Làm ướt khăn sạch bằng nước ấm và vắt cho đến khi hơi khô. Đặt khăn lên mắt và nhắm mắt thư giãn trong ít nhất 1 phút. Tiếp tục làm ướt khăn nếu cần duy trì độ ấm của khăn. Điều này sẽ giúp nới lỏng các mảnh vảy bám quanh lông mi. Nó cũng giúp giữ cho các tuyến dầu lân cận không bị tắc nghẽn.
Ngoài ra có một thiết bị điện tử sử dụng nhiệt và mát xa để làm thông các tuyến dầu trên mí mắt. Tuy nhiên, cần đến phòng khám nhãn khoa để thực hiện.
- Tẩy tế bào chết mí mắt
Nhúng khăn sạch, tăm bông (Q-tip) hoặc miếng gạc không xơ vào dầu gội trẻ em pha loãng trong nước ấm. Sau đó, sử dụng nó để chà nhẹ phần gốc của lông mi. Chà trong khoảng 15 giây.
- Thuốc kháng sinh
Bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu sử dụng thuốc mỡ kháng sinh trên mắt. Cho một lượng nhỏ thuốc mỡ vào đầu ngón tay sạch hoặc tăm bông (Q-tip). Nhẹ nhàng thoa thuốc mỡ vào gốc lông mi. Làm điều này ngay trước khi đi ngủ, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống.
- Thuốc nhỏ mắt
Nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt steroid có thể làm giảm đỏ, sưng và khô mắt. Nhiều loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giảm sưng viêm và an toàn. Có thể tham khảo bộ đôi Vimaxx Lights và Nemydexan có tác dụng rất tốt trong điều trị các tình trạng viêm ở mắt.
Thuốc nhỏ mắt thảo dược Vimaxx Light
Dung dịch nhỏ mắt Vimaxx Lights nguồn gốc thiên nhiên, với tính chất đẳng trương, vô khuẩn, giúp vệ sinh mắt hàng ngày hiệu quả, an toàn, loại bỏ bụi bẩn, ghèn rỉ mắt, làm dịu mắt khỏi khô rát và phòng ngừa các bệnh viêm tại mắt. Kết hợp với Nemydexan giúp điều trị các tình trạng viêm tại mắt, mũi, tai.
Thuốc nhỏ mắt Nemydexan - điều trị các tình trạng viêm
- Vệ sinh da và mí mắt
Điều rất quan trọng là phải giữ cho mí mắt , da và tóc của bạn sạch sẽ. Điều này giữ cho các triệu chứng viêm bờ mi của bạn được kiểm soát. Hãy cẩn thận rửa lông mi của bạn mỗi ngày với dầu gội trẻ em pha loãng trong nước ấm. Ngoài ra, gội đầu, da đầu và lông mày bằng dầu gội kháng khuẩn. Có một số loại thuốc xịt khử trùng mới bạn có thể sử dụng trên da để ngăn vi khuẩn phát triển quá nhiều.
4. Phòng viêm mi
-Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ: rửa mặt và rửa tay sạch hàng ngày, không dùng tay bẩn giụi mắt, cắt ngắn móng tay…
-Luôn dùng khăn mặt riêng rẽ. Chỉ sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân.
-Nếu có thói quen trang điểm hàng ngày, cần vệ sinh sạch theo đúng các bước tẩy trang, đặc biệt là vệ sinh mắt để tránh vi khuẩn xâm nhập mi gây bệnh.
-Đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi khi ra đường.
Viêm mi mắt rất dễ tái phát, đặc biệt ở những người có ống tuyến nhỏ. Bệnh cũng thường dai dẳng gây khó chịu. Vì vậy giải pháp lâu dài vẫn là giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường không ô nhiễm, tập thể dục thể thao ngoài trời, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…
Tin tức - Bài viết liên quan