Phân biệt bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là 2 loại bệnh có biểu hiện khá là tương đồng nhau, nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ, bởi 2 bệnh này có cách phòng và điều trị khác nhau.
1. Cách phân biệt
Viêm mũi dị ứng:
- Nguyên nhân
Bản chất của viêm mũi dị ứng đó là sự phản ứng, phản xạ của xoang mũi đối với các tác nhân có hại bên ngoài môi trường như mùi lạ, ấm mốc, bụi bẩn, thậm chí đến thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến cho mũi bạn có sự nhạy cảm. Những tác nhân này nó thường xâm nhập qua da thông qua các lỗ chân lông, qua đường hô hấp hít thở hằng ngày của mỗi người. Cuối cùng là qua quá trình ăn uống chưa đúng cách và hợp vệ sinh. Viêm mũi dị ứng là bệnh có thể do di truyền.
Tình trạng sưng, viêm ở viêm mũi
- Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Cơn ho, hắt xì liên tục, ngứa mũi và khó chịu khi gặp những tác nhân xấu từ môi trường gây kích thích. Ngoài cơn bệnh, họ sẽ lại bình thường như chưa từng mắc bệnh.
Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mạn tính. Khi đó, tình trạng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, có khả năng dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn). Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do bị nghẹt mũi.
2. Viêm mũi xoang
Xung quanh hốc mũi của chúng ta còn có các xoang. Đó là các khoang khí nằm trong các xương vùng mặt. Các xoang này thông với hốc mũi. Vì vậy khi bị viêm mũi, rất dễ dẫn đến viêm xoang
- Nguyên nhân
Phần lớn các trường hợp viêm mũi xoang là do siêu vi, tương tự như viêm mũi thông thường. Ngoài ra một số trường hợp có thể là do vi khuẩn gây ra, với những triệu chứng nặng hơn và cần sự can thiệp của kháng sinh.
Một số yếu tố nguy cơ của viêm mũi xoang đó là: hút thuốc lá, lớn tuổi, hen suyễn, dị ứng, bệnh lý răng miệng, miễn dịch kém…
Viêm mũi xoang
- Triệu chứng
Triệu chứng của viêm mũi xoang bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức nặng mặt và giảm khả năng ngửi. Một điểm cần lưu ý là cần phân biệt viêm mũi xoang là do siêu vi hay do vi khuẩn. Điều này thường dựa vào thời gian bệnh. Viêm mũi xoang do siêu vi thường tự khỏi hoặc cải thiện trong vòng 10 ngày. Viêm mũi xoang do vi khuẩn có thời gian bệnh kéo dài hơn và có khi diễn tiến ngày càng nặng hơn sau 10 ngày.
Đó là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ tai mũi họng. Họ biết rõ cách so sánh viêm mũi dị ứng – viêm mũi thông thường – viêm xoang và giúp bạn xác định được bạn có viêm xoang hay không. Nhờ vào công cụ nội soi mũi, bác sĩ có thể thấy mủ chảy ra từ xoang, hoặc các khối polyp hoặc nhờ Xquang, CT-scan thấy được hình ảnh mờ các xoang. Đó là những dấu hiệu giúp xác định bệnh viêm mũi xoang.
3. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang
- Không nên nuôi thú cưng nếu bạn đã và đang dị ứng với lông thú, cụ thể là các loại chó, mèo, chuột…
- Thường xuyên giặt giũ và vệ sinh các loại vật dụng cá nhân như chăn, ga, gối, đệm, bọc ghế…
- Đảm bảo môi trường sống, không gian nghỉ ngơi thật thoáng mát, sạch sẽ.
- Tuyệt đối không để nhà ở bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể và vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế tiếp xúc với những khu vực ẩm mốc, bụi bẩn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Đeo khẩu trang khi ra đường và khi dọn vệ sinh, giữ ấm cho cổ và mặt vào mùa lạnh.
- Vào thời điểm giao mùa bạn nên giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
- Tránh xa nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã từng khiến bạn dị ứng trước đó.
- Tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất. Chủ yếu có trong các loại trái cây giàu vitamin C, thực phẩm có tính chất ấm như gừng, tỏi…
- Áp dụng các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng tại nhà trước khi sử dụng thuốc tây. Chẳng hạn như uống trà gừng, xông hơi tinh dầu, thảo dược…
- Bạn không nên ăn thường xuyên các thực phẩm có tính chất lạnh như tôm, cua… và một số loại thực phẩm khác gây ê buốt như kem, nước đá hay sữa lạnh…
- Rửa mũi, vệ sinh mũi để giữ gìn đường hô hấp sạch sẽ, hạn chế, loại bỏ dị nguyên. Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi để đẩm bảo an toàn và hiệu quả: Như bộ rửa mũi xoang Vesim AG+, Bộ rửa mũi Nelmed,.....
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 024.6674.7322 để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Tin tức - Bài viết liên quan