BỎ TÚI CÁCH RỬA MŨI CHO BÉ VÀ VỖ LONG ĐỜM MÀ BỐ MẸ NÀO CŨNG CẦN!
Trẻ hay bị ngạt mũi, khó chịu và đôi khi sẽ kèm theo có đờm là những hiện tượng trẻ hay thường bị gặp khi mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi bị bệnh mà không sớm rửa mũi cho bé và vỗ long đờm không làm sạch sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm, đồng thời trẻ có thể bỏ ăn, nôn ói hay khò khè khó chịu.
Rửa mũi cho bé và vỗ long đờm là cách làm dễ và được sử dụng nhiều nhất để làm giảm dần và chấm dứt hoàn toàn các bệnh lý về hô hấp trẻ thường gặp. Vậy bố mẹ có biết rõ về phương pháp và cách làm này.
Hãy để Thiên Thành hướng dẫn và giúp bạn hiểu đúng chuẩn về thao tác hút rửa mũi cho bé và vỗ long đờm. Cùng đón xem ngay bên dưới nhé!
Hút rửa mũi và vỗ long đờm cho bé là gì?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là thao tác rửa mũi cho bé sẽ giúp làm sạch và đẩy toàn bộ đờm dãi tống khử ra ngoài. Nói theo cách khoa học thì đây là phương pháp vật lý sử dụng bằng tay hoặc bằng dụng cụ hút rửa mũi, có thể kết hợp cả hai để cho hiệu quả làm sạch dịch mũi tốt nhất. Nhờ đó mà mũi giãn nở tốt hơn, tăng cường sự hô hấp bài trừ đờm đặc ra bên ngoài.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm là phương pháp đã được nghiên cứu dựa vào tính chất vật lý thay đổi áp suất tại đường dẫn khí kết hợp cùng nhịp thở tự nhiên của bé mà đường thở tự nhiên được thông thoáng. Trường hợp dưới đây rất cần thực hiện thao tác này tại nhà mỗi ngày:
- Viêm mũi, ngạt mũi
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm, xẹp thuỳ phổi
- Các bệnh lý thông thường ở đường hô hấp gây ra tình trạng tắc nghẽn
- Bệnh mãn tính gây tắc đờm nhớt: bại não, bệnh thần kinh và hô hấp mãn tính
- Sau phẫu thuật khu vực lồng ngực
Tìm hiểu thêm: Dung dịch nước muối biển vệ sinh mũi cho bé
Cách hút rửa mũi và vỗ long đờm đúng cách
Trước khi vỗ long đờm tuyệt đối không được quên bước làm sạch mũi, hút dịch mũi của bé. Kết hợp hai thao tác này sẽ giúp các chất dịch ứ đọng được thoát ra ngoài, phổi được làm sạch, thoáng trẻ cũng khỏi bệnh trong thời gian ngắn hơn.
- Bước 1: Ngâm ấm nước muối sinh lý trước khi dùng để bé không bị lạnh khoang mũi. Đặt bé nằm nghiêng một bên, đặt khăn xô vào cổ trẻ để tránh ướt và bẩn áo, đầu đặt nghiêng theo toàn bộ cơ thể. Đối với bé lớn hơn thì có thể để bé ngồi và cúi mặt vào bồn rửa mặt.
- Bước 2: Bóp ống nước muối vào một bên mũi, nước muối được dẫn sang bên lỗ mũi còn lại tống khứ sạch đờm và chất dịch ra ngoài. Lúc này người thao tác thấy miệng bé há ra thì nên đẩy miệng cho khép lại tránh việc bé thở bằng miệng sẽ khiến đờm khó có lực mạnh để đẩy ra ngoài.
- Bước 3: Đặt trẻ nằm sấp xuôi theo cánh tay, tay còn lại vỗ từ phổi dưới, trên thắt lưng lên phần gần cổ sau. Vỗ đều tay và nhẹ nhàng để đờm thoát ra từ dưới lên trên khoang mũi. Người bé phải rung nhẹ mới có thể hỗ trợ dịch mũi thoát ra dần.
Lưu ý quan trọng khi rửa mũi và vỗ long đờm cho bé
Khi dạ dày đang rỗng là lúc thích hợp để vỗ long đờm. Vì thế nên thực hiện trước bữa ăn hoặc sau ăn 1 giờ để tránh làm bé nôn. Vỗ long đờm có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Người thực hiện thao tác cần tháo trang sức trên tay từ nhẫn đến đồng hồ để đảm bảo bé được thoải mái trong suốt khâu thực hiện. Nếu bé cởi trần thì bạn vẫn nên phủ một lớp khăn xô lên lưng của bé, tránh tiếp xúc lực mạnh một cách trực tiếp lên da.
Trước khi vỗ ngực long đờm bé nên mặc đồ thoải mái, tránh mặc các loại quần áo bó chẽn. Có thể cho bé nằm úp lên ngực mẹ, trên đùi, nghiêng mặt về một bên tuỳ ý. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh thì tư thế lý tưởng nhất vẫn nên lót đệm cao một chút để bé tự nằm trên mặt phẳng rồi thực hiện.
Bàn tay vỗ long đờm cho bé đúng chuẩn cần phải khum chụm các ngón tay lại với nhau, khớp ngón tay nhô cao và giữ với lực nhẹ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Để xác định mình đã thực hiện thao tác đúng chuẩn hay chưa thì nghe âm thanh phát ra bồm bộp. Lúc này không khí bị ngăn kẹt giữa lòng bàn tay đang khum tiếp xúc phần lưng phổi.
Nếu âm thanh phát ra bèn bẹt như khi vỗ tay thì là sai do bạn chưa khum các đầu ngón tay lại, bề mặt bàn tay và lưng bị tiếp xúc như hai mặt phẳng sẽ làm đau trẻ.
Quá trình vỗ nhẹ nhàng di chuyển từ dưới lên trên hết một bên chuyển qua bên còn lại không vỗ vùng xương sống. Động tác đằm lực nhưng dứt khoát và đều tay, dùng lực từ cổ tay là chuẩn, không tác động lực liên cánh tay và bàn tay, thời gian vỗ tầm 3 đến 5 phút.
Đối với trẻ lớn và có thêm triệu chứng ho
Trong quá trình thực hiện vỗ long đờm trẻ có thể bị ho trong trường hợp đã trở nặng. Phản xạ ho này không quá nghiêm trọng vì nó sẽ làm thông thoáng đường thở. Nếu trẻ đã lớn, người thực hiện cùng yêu cầu các bé ho sau khi vỗ từng khu vực. Khi ngừng ho mới tiếp tục vỗ, tuyệt đối không vỗ liên tục khi trẻ đang ho.
Hoặc trẻ đã lớn có thể để bé chủ động ngồi dậy và ho, đầu ngả nhẹ về phía trước. Bắt đầu hít vào, mở miệng, hóp bụng và ho thật sâu, không ho từ cổ họng, tiếp tục thực hiện cho đến khi đờm được đẩy ra ngoài. Không dùng hai tay bịt mũi để hỉ ra ngoài vì sẽ cơ hồ làm tăng áp lực, dễ lên tai và viêm tai giữa.
Khi thực hiện rửa mũi cho bé càng sớm, vỗ long sạch đờm thì tình trạng bệnh sẽ không trở nặng như phù nề, viêm ngạt. Trẻ trở về trạng thái khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
Trên đây là tất cả những thao tác cần biết và lưu ý cực kỳ quan trọng khi thao tác hút rửa mũi cho bé, vỗ long đờm mà bất kỳ ai cũng nên trang bị kiến thức trước khi bước vào giai đoạn chào đón thiên thần xinh đẹp đến với gia đình mình.
Tin tức - Bài viết liên quan