SAI LẦM VÌ ĐÃ CHO TRẺ ĂN DẶM MÀ AI CŨNG NGHĨ LÀ TỐT.....

11/03/2021 | 880 |
0 Đánh giá

Nếu cho con ăn dặm sai cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến bé chán ăn, cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Quan niệm sai lầm đầu tiên đó là “Sữa mẹ mất chất theo thời gian”: Sự thật thì sữa mẹ vẫn là sữa mẹ. Nhưng bạn hình dung, một đứa trẻ mới sinh nặng 3kg bú sữa mẹ tăng 1kg mỗi tháng. Nhưng nếu đứa bé đó 6 tháng, nặng 7.5kg và bú sữa mẹ, làm sao tăng được 1kg mỗi tháng? Hơn nữa, tốc độ tăng kí của trẻ giảm dần theo thời gian, không thể duy trì mỗi tháng tăng 1 kg như 3 tháng đầu đời được.
 Quan niệm sai lầm thứ hai đó là “Ăn dặm từ 4 tháng tuổi”: Sau 3 tháng đầu, tốc độ tăng cân của con chỉ là 0.5kg mỗi tháng nên nhiều mẹ thấy con tăng cân chậm và bắt đầu sốt ruột cho ăn dặm. Đây là một sai lầm! Đứa trẻ chỉ sẵn sàng ăn dặm khi chúng đạt cột mốc phát triển về thể chất và tinh thần của một đứa trẻ 6 tháng tuổi, nghĩa là chúng phải nhận thức được rằng chúng đang được tiếp cận 1 món ăn mới, thay vì sữa như chúng từng uống 6 tháng qua.  Hơn thế nữa, việc ăn dặm sớm khi cơ thể bé chưa phát triển hệ tiêu hóa đầy đủ sẽ khiến chúng khó tiêu, trào ngược, ọc…và bất hợp tác trong việc ăn dặm sau này. Càng cho bé ăn dặm sớm hơn khuyến cáo, bạn càng tăng nguy cơ sặc hoặc hóc thức ăn cho bé.

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ cần làm những gì?
 
6 tháng tuổi – Giai đoạn thích hợp để tập ăn dặm cho bé
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.
 
Bao nhiêu cữ ăn dặm là hợp lý?
Bác sỹ Nguyễn Thanh Sang đã chia sẻ lịch trình ăn dặm hợp lý được chia theo từng tháng tuổi cho trẻ cụ thể như sau:
• 6 - 8 tháng: 2 - 3 cử ăn dặm/ngày
• 9 - 11 tháng: 3 - 4 cử ăn dặm/ngày
• 12 - 24 tháng: 3 - 4 cử ăn dặm/ngày + 1 - 2 bữa ăn nhẹ
• Tăng dần hàm lượng bữa ăn và độ đặc của thức ăn.
• Sau 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ có thể ăn các loại thức ăn giống cả nhà, tuy nhiên, cần lưu ý nguy cơ bị hốc hay sặc do kích thước lớn. Cần chuẩn bị riêng cho bé.
Thức ăn dặm cho bé gồm những gì?

>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY

Trong thời gian cho bé ăn dặm, mẹ có thể bổ sung cho bé những thực phẩm ăn dặm dưới đây:
• Bột ăn dặm
• Cháo (không cần xay nhuyễn)
• Các loại ngũ cốc, ngô, yến mạch và lúa mạch…
• Khoai tây nghiền
• Đậu nghiền
• Các loại rau củ nghiền rồi nấu với cháo
 
Lưu ý: Mẹ cho con ăn dặm từ 6 tháng, cứ cháo loãng hay ngũ cốc rồi thêm thịt, cá, thịt bò, thịt bằm…nấu cho bé. Lúc đầu nghiền nhuyễn chút, sau đặc dần cho bé quen. Tuyệt đối không nên nhai thức ăn rồi đút cho bé ăn, như vậy vi khuẩn trong miệng người lớn có thể gây nhiễm trùng nặng cho trẻ nhỏ do bé chưa có hệ miễn dịch. Bên cạnh đó cũng không nên cho bé đi ăn rong, đây là thói quen dẫn đến việc biếng ăn của trẻ, bụi bẩn sẽ bám vào đồ ăn của con gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992