Những biểu hiện phổ biến của việc mất tập trung ở trẻ

21/11/2020 | 726 |
0 Đánh giá

Trẻ mất tập trung trong khi học thậm chí ngay cả trong khi chơi,  trẻ không thể ngồi yên một chỗ, đó là những biểu hiện trẻ mất tập trung, phổ biến của việc mất tập trung ở trẻ. Trên thực tế, việc trẻ em từ khoảng 5-7 tuổi hoặc ít hơn chỉ tập trung được khoảng 10 phút là chuyện hết sức bình thường.Tuy nhiên, nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, việc trẻ mất tập trung chỉ đạt dưới 5 phút cũng thực sự là vấn đề bố mẹ cần xem xét.

Dưới đây, bài viết xin đưa ra một số biểu hiện phổ biến mà một trẻ mất tập trung thường gặp phải:

1. Trẻ không tập trung khi học tập


Đây có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh đối với con trẻ. Ngày nay, hiện tượng trẻ em ngồi học không tập trung, thiếu kiên trì xảy ra nhiều hơn. Trong giờ học, trẻ thích hoạt động chân tay, nghịch các đồ vật xung quanh, nằm bò ra bàn đồng thời nói tự do về các chủ đề không liên quan thay vì hoàn thành bài tập. Khi được bố mẹ nhắc, có những trẻ thậm chí không biết mình đang học phần nào; có những trẻ trở lại bài học nhưng không thể hoàn thành bài vì không tập trung tư duy trước đó.
Không chỉ trong những giờ học ở nhà, trên lớp học, trẻ thiếu tập trung thường thích trêu bạn, nghịch bút, vẽ bậy ra vở hay nằm dài trên bàn. Có những khoảng thời gian trẻ ngồi yên trên ghế nhưng vẻ mặt lơ đãng, thiếu tập trung vào lời cô giáo giảng.

Trẻ khó tập trung khi ngồi học

>>> Xem thêm: Omegazinc- Tăng tập trung và phát triển trí não toàn diện

2. Trẻ thiếu tập trung trong việc lắng nghe ý kiến từ người khác

Tuy đây chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhưng lại là yếu tố gây nên những khó chịu đối với con trẻ. Những trẻ thiếu tập trung thường cũng ít khi đủ kiên trì để lắng nghe ý kiến từ người khác. Trong mỗi câu chuyện, trẻ thường lơ đãng, ngồi im lặng hoặc chạy tự do. Trẻ ít khi nhìn vào mắt người khác vì đó dường như không phải mối quan tâm của trẻ.

3. Trẻ thiếu tập trung trong những trò chơi đòi hỏi tư duy và sự kiên trì

Do những trò chơi trên cần nhiều thời gian nên việc tham gia của những trẻ thiếu tập trung thường cũng bị hạn chế. Trẻ thiếu tập trung thường có sự hứng thú hơn hẳn so với những trẻ khác khi bắt đầu trò chơi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ tự chơi theo cách của mình và phá vỡ trò chơi khi gặp phải những chỗ cần tư duy. Đối với những trò chơi đòi hỏi sự kiên trì, tập trung như Lego, tìm số, những trẻ biểu hiện trẻ mất tập trung chỉ chơi được một lúc sẽ bỏ dở hoặc phá phách đồ chơi,… Thường với những trẻ này, những điều mới lạ, liên tục mới thực sự “níu chân” được các bạn nhỏ.
Cùng tìm hiểu: Phương pháp giúp trẻ tập trung trong học tập 

DƯỢC SĨ TƯ VẤN

4. Trẻ “không ngồi yên một chỗ bao giờ”


Có những trẻ không ngồi yên do sự hiếu động, thích khám phá, tìm tòi. Nhưng, trong những trường hợp, sự hiếu động thái quá, quậy phá, chơi những hoạt động nguy hiểm lại do một dạng bệnh lý gây nên đó là hiện tượng “tăng động, giảm chú ý” ở trẻ,… Một phần lý do là do trẻ có khả năng lắng nghe và phân tích thông tin kém, mặt khác là do đại não có sự hưng phấn ngắn dẫn đến việc các con chỉ tập trung được trong thời gian không dài, gen di truyền, môi trường sống rối loạn,… Trẻ ở thể này thường có nhiều biểu hiện ở cấp độ khác nhau và thường cần có sự can thiệp của những bác sĩ chuyên khoa.

>>> Xem thêm: Câu trả lời: TRẺ MẤT TẬP TRUNG PHẢI LÀM SAO?

Có rất nhiều dạng biểu hiện trẻ mất tập trung về sự mất tập trung ở trẻ ở các cấp độ khác nhau và trên đây chỉ là những biểu hiện phổ biến nhất. Bởi vậy bố mẹ cần phải thận trọng khi xem xét những biểu hiện trẻ mất tập trung của con mình để tìm cách giải quyết cùng con. Đây không phải là vấn đề “sổ mũi uống thuốc cảm” nên phụ huynh cần bình tĩnh, không nên nóng vội và cố gắng ép trẻ theo ý của mình. Một viên thuốc trong vài giờ có thể làm trẻ khỏi bệnh nhưng một tiếng, một ngày không thể giúp trẻ tập trung ngay. Không chỉ là vấn đề giúp con tập trung hơn mà đối với việc giáo dục con trẻ phẩm chất, kỹ năng nào cũng vậy, luôn cần một quá trình có sự cố gắng rất nhiều từ phía cha mẹ và những người làm giáo dục. Hãy kiên trì nếu bạn thực sự yêu trẻ!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE : 024.6647.732hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992