Tìm hiểu về thoái hóa cột sống đúng và đủ

18/04/2022 | 358 |
0 Đánh giá

Việc trang bị cho bản thân kiến thức về các vấn đề bệnh học đúng và đủ có thể giúp bạn phòng tránh, kiểm soát, giảm thiếu nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thoái hóa cột sống và tìm ra cách điều trị sớm nhất để không gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Câu nói thoái hóa cột sống không còn gì quá xa lạ với người dân Việt Nam cũng như người dân trên thế giới. Hầu hết thoái hóa là hệ lụy của mà người cao tuổi thường gặp phải do quy luật thoái hóa của hệ xương khớp, tuy nhiên thời gian gần đây tình trạng đang có dấu hiệu tăng dần đối với người trẻ.

Cột sống là bộ phận quan trọng nó đóng vai trò chính trong quá trình sinh hoạt và hoạt động thể chất hằng ngày. Nó đóng vai trò làm giảm tải được áp lực cơ thể tuy nhiện nếu trong thời gian dài cột sống phải chịu áp lực quá lớn sẽ khiến cho vùng cơ xương khớp này bị tổn thương, bào mòn và dần dần biến chuyển thành tình trạng thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống là gì?

Đây được cho là một bệnh mãn tính, có diễn biến từ từ khó có thể nhận ra trong thời gian đầu. Tuy nhiên mức độ cơn đau sẽ tăng dần khiến cho người bệnh bị hạn chế trong quá trình sinh hoạt và vận động hằng ngày. 

Khi sụn khớp bị mòn dần lúc này các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát vào nhau khi cơ thể vận động và gây ra tình trạng viêm từ đó dẫn tới tình trạng sưng bao hoạt dịch khớp và khô khiến dịch khớp tiết ra bị hạn chế.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này

Thoái hóa cột sống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như:

  • Tuổi cao

  • Phụ nữ do yếu tố hormon thay đổi

  • Phải lao động nặng

  • Tiền sử bị chấn thương, phẩu thuật cột sống

  • Yếu cơ, thừa cân béo phì

  • Do yếu tố di truyền


Các nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống

Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường gặp t là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng, triệu chứng thường gặp ở tình trạng này gồm:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Cơn đau xuất hiện nhiều ở vùng lưng dưới, mông và sau đùi, nếu không được điều trị tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hai chi dưới có thể là bắp chân, cẳng chân và bàn chân.

  • Thoái hóa cột sống cổ: Cổ, vai, gáy hay phía lưng trên là vị trí gây đau nhức khó chịu, cơn đau sẽ lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc có thể dẫn tới tê bì thường xuyên nếu bệnh trở nặng.

  • Thoái hóa đốt sống ngực: Tình trạng này hiếm gặp hơn nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Cơn đau dẽ xuất hiện khi khi người bệnh đưa người về phía trước hay thực hiện động tác gập người, tính chất cơn đau có thể xuất hiện ở vùng lừng giữa và có thể lan ra cổ vai, cánh tay.

 

Bên cạnh các triệu chứng của từng vị trí thoái hóa thì hầu hết tình trạng thoái hóa cột sống có chung một số đặc điểm sau:

  • Cơn đau nặng dần theo thời gian và xuất hiện khi người bệnh vận động xương khớp và có dấu hiệu thuyên giảm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

  • Cũng có thể cơn đau nhức xảy ra khi người bệnh ít vận động hoặc lười vận động trong thời gian dài.

Một vài triệu chứng khác liên quan:

  • Cột sống có cảm giác căng cứng (thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc ngồi lâu trong một tư thế)

  • Cơn đau lưng dưới xuất hiện liên tục

  • Nghe thấy âm thanh lạo xạo, lục cục khi vận động 

  • Nhìn bề ngoài có dấu hiệu gù hay cong vẹo cột sống

  • Vị trí cột sống bị tổn thương có thể nhìn thấy sưng khi chạm vào thấy mềm và ấm. 

Các phương pháp chuẩn đoán hiện nay

  • Có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh.

  • Cận lâm sàng: Bằng sự can thiệp của máy móc hiện đại như X-Quang, MRI cột sống từ đó sẽ chẩn đoán được tình trạng của đốt sống, đĩa đệm và các bệnh khác.

  • Hoặc bác sĩ có thể đưa người bệnh đi xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác gây ra cơn đau nhức cột sống khác như viêm cột sống dính khớp,...

Phòng ngừa tình trạng thoái hóa cột sống

Có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau gây bệnh tuy nhiên trong vài trường hợp bạn có thể kiểm soát cơ thể và ý thức của bản thân để phòng ngừa thoái hóa cột sống như sau:

  • Hạn chế bê vác những đồ vật nặng quá sức hoặc đội vật nặng

  • Ngồi học và làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ và một tư thế

  • Không nên vặn người hay cúi gập người quá mức

  • Ăn uống chuẩn mực tránh để cơ thể thừa cân béo phì

  • Khi mắc thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ nên hạn chế chảy tránh ảnh hưởng đến vùng thắt lưng

  • Tập các bài tập giúp cải thiện cột sống

Vì tình trạng thoái hóa cột sống vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nên các phương pháp hiện nay hầu hết tập trung điều trị vào việc giảm đau, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa. Nên tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình và phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị tình trạng này hiện nay chỉ giúp người bệnh có thể cải thiện cơn đau tạm thời trong một thời gian. Tuy vậy nếu có triệu chứng đau cột sống vùng thắt lưng hay đau vùng cổ vai gáy nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân làm xuất hiện cơn đau. 

Mỗi mức độ thoái hóa khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và liều trình điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật: Sau khi đánh giá được mức độ của bệnh và nắm được tiền sử bệnh (nếu có) thì hầ hết các loại thuốc thường được chọn giúp giảm các cơn đau như paracetamol, nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid, thuốc giảm đau tại chỗ như tinh dầu, dạng kem, gel,...

Vật lý trị liệu: Đối với những ai mắc bệnh cơ xương khớp hầu hết thường sử dụng phương pháp này, tuy nhiên với cách điều trị này người bệnh cần kiên trì vì cần tập luyện đều đặn trong thời gian dài với cường độ vừa phải giúp tăng cường sức khỏe cải thiện cơn đau xương khớp. Nên tập với chuyên gia trị liệu để được xây dựng bài tập phù hợp.

Điều trị nội khoa: Ngoài 2 phương pháp trên người bị thoái hóa cột sống có thể lựa chọn phương pháp dưới đây để đẩy lùi và cải thiện cơn đau:

  • Xung điện qua da
  • Trị liệu thần kinh cột sống
  • Biện pháp y học cổ truyền Trâm cứu
  • Massage và xoa bóp chỗ đau
  • Tiêm khớp

Phẫu thuật: Đây là lựa chọn cuối cùng đối với trường hợp người bệnh điều trị những phương pháp trên mà không mang lại tác dụng, bị chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sông, đĩa đệm bị tổn thương nặng,....Tùy vào tình trạng thoái hóa mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án này

Biện pháp khắc phục thoái hóa cột sống tại nhà

Cơn đau nhức xương khớp dai dẳng luôn khiến người bệnh khó chịu làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị mà bác sĩ hướng dẫn, người bệnh cũng nên tìm một số biện pháp tại nhà đẻ cải thiện tình trạng bệnh, tăng chất lượng cuộc sống:

  • Chườm nóng vào vị trí cơn đau phát ra
  • Chú trọng tới giấc ngủ
  • Tạo cho mình thói quen vận động cơ thể cho xương khớp dẻo dai và có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Duy trì cân nặng hợp lý tránh để tình trạng thừa cân, béo phì


Các loại rau củ hỗ trợ thoái hóa cột sống trong điều trị

  • Đối với tình trạng bệnh xương khớp cũng cần để ý đến chế độ ăn phù hợp nên ăn và kiêng những gì để tăng chức năng của xương mang lại lợi ích trong việc làm chậm quá trình thoái hóa. Cần bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C,D và canxi, các loại cá biển (cá thu, cá hồi,...), chọn loại rau có màu xanh đậm, sử dụng thêm các loại hạt,...Hạn chế dùng các món ăn có nhiều đường và chứa nhiều chất béo bão hòa,...

Trang bị cho bản thân những kiến thức về bệnh học chưa bao giờ là thừa. Tuy tình trạng thoái hóa cột sống khó có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa hoàn toàn nhưng nếu hiểu rõ về nó sẽ giúp bản kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa, không những vậy cũng cải thiện chất lượng cuộc sống hằng ngày do cơn đau xuất hiện với tần xuất ít hơn.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992