[Chân tay miệng] Triệu chứng, dấu hiệu và cách phòng ngừa tình trạng cho trẻ
Thời tiết mùa hè nóng nực là thời tiết thích hợp khiến các loại virus, vi khuẩn dễ sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là tình trạng tay chân miệng ở trẻ em rất dễ lây lan, nó có thể khỏi trong vòng vài ngày, tuy nhiên nếu không điều trị và phòng ngừa hợp lý sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Triệu chứng bệnh ở trẻ
-
Bệnh tay chân miệng có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc với nước bọt, dịch nước từ các nốt, phân,...Đặc biệt từ lây nhiễm từ trẻ nhỏ qua trẻ nhỏ nhiều nhất.
-
Hầu hết bệnh thường gặp ở trẻ em, tình trạng xuất hiện nhiều tại các thời điểm giao mùa như từ mùa xuân sang hè (tháng 3 - tháng 5) hoặc có thể là thu sang đông (tháng 9 - tháng 12) số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng lên rõ rệt
-
Đối với bệnh ở giai đoạn đầu, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn,...Tuy nhiên, những triệu chứng này khá giống với những triệu chứng của bệnh da bọng nước do nhiễm khuẩn hoặc bệnh thủy đậu.
-
Để phân biệt được tình trạng bệnh, cha mẹ nên lưu ý lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ để có thể thấy được các nốt màu hồng nhỏ, nổi trên bề mặt da. Các nốt này dần dần sẽ trở nên to hơn là thành bóng nước.
-
Ngoài ra, cùng với nó các vết loét và nốt cũng xuất hiện phía trong miệng, đầu lưỡi hoặc các vị trí khác trong khoang miệng gây đau mỗi khi nuốt và nhai.
Cha mẹ cần lưu ý để tránh nhầm lẫn tay chân miệng với các bệnh lý khác. Nên tìm hiểu kỹ để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý, tránh để tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Dấu hiệu cho thấy bệnh chuyển biến nặng
Bệnh tay chân miệng tuy có thể hết trong khoảng 5-7 ngày, tuy nhiên nếu không điều trị đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Lưu ý các dấu hiệu sau để có thể đưa con đến các cơ sở y tế thăm khám:
-
Trẻ quấy khóc liên tục: Dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nặng hơn là tình trạng trẻ quấy khóc kéo dài, thường khóc về đêm và ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc nhiều lần và khóc. Đây không phải là do các tổn thương trên da gây nên mà có thể đang cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh.
-
Sốt cao không hạ: Khi bệnh có dấu hiệu trở nặng, trẻ bắt đầu sốt cao từ 38.5 độ trở lên và liên tục trong vòng 48h không có dấu hiệu hạ nhiệt khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.
Cha mẹ nên lưu ý khi trẻ bị sốt cao liên tục
-
Hay giật mình: Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý xem con có thường xuất xuất hiện tình trạng này không ngay cả khi trẻ đang vận động.
Xuất hiện các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nhất để có phương pháp điều trị phù hợp.
Cách phòng tránh tay chân miệng
Để có thể phòng tránh và cải thiện tình trạng bệnh cha mẹ nên cho mình và trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, chế biến thức ăn,...Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
-
Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Các vật dụng ăn uống cần rửa sạch sẽ sau khi sử dụng và tráng lại bằng nước sôi trước khi dùng.
-
Đảm bảo nguồn nước sử dụng đảm bảo sạch sẽ.
-
Không nên nhai mớm cho trẻ để tránh gây bệnh và tuyệt đối không thực hiện khi trẻ đang bị tay chân miệng.
-
Không để trẻ ăn bốc khi tay chưa rửa sạch, ngậm đồ chơi.
-
Không cho trẻ dùng chung các vật dụng như khăn, giấy ăn, cốc, chén,...để tránh lây lan.
-
Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh.
-
Cách ly trẻ đang bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây nhiễm.
-
Không nên để trẻ đi học hay vui chơi nơi công cộng khi đang có dấu hiệu phát bệnh.
Tay chân miệng có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng, Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần chăm sóc con cẩn thận để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn. Tốt nhất, nếu có dấu hiệu nghi ngờ cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.
Tin tức - Bài viết liên quan