Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối để thường xuyên rửa mũi.
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng, làm đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn vì vậy biện pháp vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý được các bậc cha mẹ thực hiện cho bé yêu của mình rất phổ biến.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên rửa mũi. Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi, vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bẩn.
Để phát huy hết tác dụng khi dùng các loại sản phẩm nước muối sinh lý cho bé, cha mẹ cũng cần có những hiểu biết nhất định. Mỗi nhà sản xuất có những cách thiết kế sản phẩm khác nhau, cha mẹ có thể chọn lựa các dạng có vòi xịt sẵn, dễ sử dụng, dễ định một lượng cần thiết cho một lần dùng. Đối với trẻ đã biết nói, việc rửa mũi nên được giải thích kỹ lưỡng nhằm kêu gọi sự hợp tác của trẻ. Đối với trẻ lớn, cha mẹ cần làm mẫu rồi hướng dẫn, khuyến khích để trẻ có thể tự làm cho chính bản thân mình.
Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé cần được thực hiện theo từng bước độc lập, dứt khoát để tránh làm trẻ ho sặc, gây sợ hãi, quấy khóc. Đầu tiên, nên giữ đầu trẻ cố định trên mặt phẳng cứng và nghiêng hẳn sang một bên, bên dưới có lót khăn, gạc thấm. Tiếp theo, nhẹ nhàng đưa vòi bơm một lượng xác định vào cạnh bên cánh mũi của lỗ mũi nằm ở trên. Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên dưới. Lặp lại hai đến ba lần tùy vào tình trạng của trẻ là làm tương tự đối với bên đối diện. Cuối cùng, làm khô bên trong mũi với tăm-bông nhưng tuyệt đối không đưa vào quá sâu và lau sạch cánh mũi ngoài của trẻ bằng vải mềm.
Nếu dịch mũi của trẻ quá nhầy đặc, có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng bớt. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng ống hút để lấy bớt chất nhầy ra ngoài. Luôn lưu ý rằng các dụng cụ sử dụng cho trẻ cần là các loại chuyên dụng và thao tác nhẹ nhàng, cẩn trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ để rửa mũi được thiết kế phù hợp, an toàn và có thể đi kèm với loại muối rửa chuyên dụng riêng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, vì có nhiều mẫu mã và loại hàng nên cần sự lựa chọn thông thái của ba mẹ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho bé.
Bộ rửa mũi xoang Vesim AG+sản phẩm được hàng triệu bà mẹ tin dùng
Tóm lại, việc rửa mũi, họng luôn là một biện pháp hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá lạm dụng mà cần nắm rõ những thời điểm khuyên dùng và cách thức thực hiện để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho con trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám.
Tin tức - Bài viết liên quan