Mẹ khôn ngoan tuyệt đối đừng tích trữ 5 thực phẩm trong nhà: Để lâu gây ung thư, phá hỏng đường ruột
Đối với hầu hết mọi người, bữa cơm có thể không có thịt nhưng lại không bao giờ được thiếu các món rau củ. Thực tế, theo các nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày người bình thường tiêu thụ trung bình khoảng 300-500g rau củ để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trước khi có dịch bệnh, chúng ta thường có thói quen ăn bữa nào mua bữa nấy, bởi vậy rau củ mua về chế biến lúc nào cũng tươi ngon. Tuy nhiên, trong thời gian cách ly toàn xã hội, mọi người cùng ở nhà chống dịch như hiện nay, việc mua dự trữ vừa đủ lượng rau củ để phục vụ cho các bữa ăn trong gia đình là rất quan trọng.
Điều này không chỉ đòi hỏi chúng ta phải biết cách bảo quản rau củ mà trên hết là ta cần phải biết lựa chọn rau củ sao cho việc bảo quản có thể giúp chúng tươi ngon lâu, không bị mất chất dinh dưỡng hoặc bảo quản trong thời gian nhất định mà không gây biến đổi chất, gây độc cho cơ thể khi ăn vào.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên mua để dùng dần trong thời gian ở nhà chống dịch bởi chúng rất nhanh hỏng, chất dinh dưỡng thấp, thậm chí còn có thể chứa độc tố.
Dầu ăn trữ quá lâu
Những chai dầu ăn cỡ lớn thường tiện lợi và có giá thành tiết kiệm hơn nhiều so với việc chúng ta mua từng chai nhỏ. Do đó, rất nhiều hộ gia đình thường mua cả chai to về dùng luôn. Thế nhưng, chai dầu ăn to thì đồng nghĩa với việc thời gian sử dụng dài. Khi ấy, nắp chai, miệng chai có thể dính bụi bẩn và vi khuẩn rồi sinh nấm mốc, nhất là vào những đợt nồm ẩm.
Bên cạnh đó, dầu ăn còn được sản xuất từ các loại ngũ cốc như lạc, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô… Vì thế, sau thời gian được bảo quản thì chúng dễ bị mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY
Ngô
Trong ngô bị mốc có hàm lượng aflatoxin cao. Nó không thể được loại bỏ khi chúng ta chỉ cắt bỏ phần mốc đi. Vì thế, nếu thấy ngô mốc bạn cần phải bỏ hoàn toàn. Trường hợp bạn dùng làm thức ăn cho động vật thì vật nuôi cũng có thể tích lũy độc tố trong cơ thể và nhiễm bệnh. Khi ấy, con người ăn thịt của chúng cũng giống như gián tiếp dùng thực phẩm mốc.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa rất nhiều protein và cellulose. Bản thân nó không có độc tố. Thế nhưng nếu chúng ta bảo quản nó ở điều kiện không thích hợp, trong khoảng thời gian dài thì bề mặt mộc nhĩ sẽ sinh ra các độc tố sinh học. Từ đó sản sinh ra vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm gây ngộ độc, ung thư.
Khoai tây
Khoai tây được tích trữ rất nhiều trong các gia đình vì nó dễ ăn, ngon miệng. Thế nhưng nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng dễ sản sinh ra nấm mốc cùng độc tố aflatoxin. Nếu bạn ăn ít thì sẽ bị ngộ độc còn ăn nhiều, trong thời gian dài thì có thể bị ung thư gan.
Do đó, nếu bạn thấy khoai tây bị mốc, bị xanh thì hãy vứt luôn đi chứ đừng có tiếc của mà cắt bỏ phần mốc, phần xanh rồi nấu phần còn lại. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu, không tích trữ quá nhiều một lúc. Nên để khoai ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh trường hợp nó bị hư hỏng.
>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu,
Gạo
Gạo khi trữ lâu sẽ bị mốc và cực kì dễ sản sinh ra aflatoxin. Nhiều gia đình nghĩ loại gạo đó ăn được bình thường sau khi chúng ta nấu chín. Thế nhưng, trên thực tế thì aflatoxin vẫn có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu bạn ăn phải thì rất dễ gây ngộ độc, về lâu dài còn có thể gây ung thư, rất nguy hiểm.
Tin tức - Bài viết liên quan