Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi khác
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra do cơ thể bị dị ứng với các thành phần như lông động vật, phấn hoa, hóa chất,...cũng có thể xảy ra theo mùa và dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm mũi khác như cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Cùng đọc bài vết dưới đây để có thể phân biệt tình trạng viêm mũi dị ứng khác với viêm mũi như thế nào.
Viêm mũi dị ứng là gì
Đây là tình trạng điển hình trong hiện tượng dị ứng. Triệu chứng viêm mũi dị ứng có một vài điểm giống với tình trạng viêm mũi do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Tuy nhiên, phương pháp điều trị và nguyên nhân xảy ra là hoàn toàn khác nhau.
Cơ thể xảy ra cơ chế phản ứng với các dị nguyên dẫn tới tình trạng giải phóng Histamin quá mức gây ra tình trạng dị ứng. Các tác nhân chủ yếu là do lông động vật, phấn hoa hoặc có thể là do cơ địa có dị ứng.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng xảy ra nhanh, đột ngột với các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,...ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng viêm kết mạc mũi dị ứng kèm theo.
Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa vì đây là nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng
Khi mũi tiếp xúc phải các thành phần dị ứng thường mũi sẽ xuất hiện những phản ứng sau:
-
Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi và hắt xì liên tục
-
Cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt
-
Hắt xì liên tục nên mũi tiết ra dịch mũi nhưng trong suốt
-
Vòm họng có cảm giác ngứa, rát do hắt hơi nhiều
-
Tùy từng trường hợp mà tình trạng hắt hơi liên tục sẽ xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy, sau khi tắm,...và có thể thuyên giảm vào buổi tối.
Do đó, để có thể điều trị đúng tình trạng mình đang gặp phải bạn cần biết cách phân biệt 2 vấn đề này một cách rõ ràng, ngoài ra có thể phân biệt được tình trạng Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại để tìm được giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Viêm mũi khác
Tình trạng viêm mũi xảy ra do người bệnh nhiễm vi khuẩn, virus gây hại dẫn tới cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị lây nhiễm qua đường hô hấp.
Viêm mũi không do nhiễm khuẩn có thể kể đến viêm vận mạch, xảy ra do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Triệu chứng của tình trạng viêm mũi khá giống với tình trạng viêm mũi dị ứng nên dễ xảy ra nhầm lẫn và khó có thể phân biệt. Nhưng có một điểm khác hoàn toàn là nước mũi sẽ có dạng dịch nhầy đặc hoặc có dịch mủ, người bệnh cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời, có thể xuất hiện sốt hoặc ớn lạnh.
Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi khác
Cách để nhìn ra rõ nhất mình đang trong tình trạng nào, theo dõi dấu hiệu dưới đây:
Viêm mũi dị ứng:
-
Thời gian: Kéo dài tình trạng đến vài tuần
-
Ho: Thỉnh thoảng mới xuất hiện
-
Khó thở: Không xuất hiện tình trạng khó thở
-
Hắt hơi: Thường xuyên và liên tục, hắt hơi vào sáng sau khi ngủ dậy
-
Chảy nước mũi: Nhiều do dịch mũi tiết ra mỗi khi hắt hơi
-
Đau họng: Đôi khi cảm thấy cổ họng đau rát, nhưng mỗi lần hắt hơi đều tác động đến bộ phận này nên có ảnh hưởng.
-
Sốt: Khác biệt rõ nhất là nếu bạn bị viêm mũi dị ứng thì hoàn toàn không xảy ra sốt.
-
Đau đầu: Thỉnh thoảng xuất hiện
Viêm mũi khác
-
Thời gian: Kéo dài từ 3 - 14 ngày
-
Ho: Xảy ra thường xuyên do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp.
-
Hắt hơi: Có thể thường xuyên xảy ra hoặc có thể không xuất hiện
-
Chảy nước mũi: Xuất hiện với dạng dịch nhầy đặc, hoặc dạng nước trong suốt
-
Đau họng: Có xuất hiện tình trạng đau họng
-
Sốt: Tùy vào tình trạng viêm mũi do cảm lạnh hay cảm cúm và sẽ dẫn tới sốt liên tục hoặc chỉ trong vài ngày đầu.
-
Cơ thể suy nhược: Hiện tượng này xảy ra do vi khuẩn, virus có hại gây nên, làm ảnh hưởng tới cả cơ thể người bị nhiễm.
-
Đau đầu và đau mỏi cơ: Xuất hiện một cách thường xuyên
Viêm mũi do Covid-19
Ở tình trạng này thì bệnh kéo dài lâu hơn từ 7 - 25 ngày tất cả các triệu chứng hầu như đều có, chỉ riêng hiện tượng hắt hơi là không xuất hiện. Các triệu chứng còn lại xuất hiện với tần suất trung bình.
Tiêm phòng vacxin Covid-19 giúp tình trạng không còn quá nguy hiểm
Hiện nay, vì đã có thể tiêm vacxin phòng bệnh nên có thể không còn quá nguy hiểm như thời gian đầu của dịch, nên người bệnh cũng không cần quá lo ngại về vấn đề này.
Cách điều trị
Viêm mũi dị ứng
-
Hạn chế và tránh các thành phần gây dị ứng
-
Sử dụng thuốc kháng Histamin để giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng
-
Sử dụng một vài dạng thuốc xịt mũi có chứa Corticoid có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát viêm mũi do các thành phần dị ứng gây ra
-
Sử dụng thêm các loại thuốc xịt khác để vệ sinh mũi hằng ngày.
Viêm mũi khác
Tình trạng này còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ sử dụng loại kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng kèm thêm thuốc xịt mũi để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, đẩy được dịch mũi ra bên ngoài giúp mũi được thông thoáng hơn.
Dù là với bất kì tình trạng viêm mũi nào, thì cũng cần bảo vệ và chăm sóc mũi để tránh khỏi các tác nhân gây hại như thành phần gây dị ứng, vi khuẩn, virus. Đặc biệt, trong giai đoạn điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu trình và hướng dẫn sử dụng do bác sĩ kê đơn để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Tin tức - Bài viết liên quan