Rối loạn tiêu hóa và những điều cần biết
Đau bụng, khó tiêu, chán ăn,… là một trong số những dấu hiệu điển hình cho bệnh rối loạn tiêu hóa. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi làm cho quá trình sinh hoạt của bạn trở nên bị trì trệ.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Bệnh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh và gia đình. Tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu và không điều trị triệt để sẽ dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe.
Theo dõi về bệnh lý này thì ta thấy bệnh dễ xuất hiện ở 2 độ tuổi là trẻ em và người cao tuổi. Đặc biệt là ở trẻ em.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, mặc dù bệnh này không phải là một bệnh mãn tính. Bệnh thường xảy ra do lối sống sinh hoạt hàng ngày, dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật:
-
Chế độ ăn uống: Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến ăn uống không hợp lý, thức ăn không đảm bảo vệ sinh khiến bạn có các biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, hoặc tiêu chảy.
-
Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh mà không theo chỉ định, làm cho các vi khuẩn có lợi bị diệt cùng các vi khuẩn có hại. Từ đó mất khả năng bảo vệ và sức đề kháng bị giảm đi. Sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm theo.
-
Sử dụng các chất có cồn: Rượu, bia là những chất có nồng độ cồn cao nên khi bạn sử dụng quá nhiều làm các acid dịch vị tiết ra rửa trôi các men tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
-
Stress: Do căng thẳng thần kinh, các yếu tố tâm lý xã hội khác nhau cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
-
Hệ miễn dịch yếu: Ở trẻ em do chưa hoàn thiện hết được như người lớn nên hệ miễn dịch kém, tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,..gây ra bệnh về đường tiêu hóa
-
Nhiễm khuẩn từ thức tay, đồ chơi: Cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, khi môi trường vệ sinh xung quanh kém, đồ chơi và tay của bé bị nhiễm khuẩn,...
Trên đây là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng
-
Đau bụng: Bụng đau âm ỉ, từng cơn đây là triệu chứng mà ai bị rối loạn tiêu hóa đều mắc phải. Cơn đau có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, thường xuất hiện ở vùng bụng trái.
-
Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn: Bệnh nhân bị ợ nóng, ợ hơi liên tục mà vẫn không thấy dễ chịu. Bụng căng chướng luôn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
-
Đại tiện bất thường: Bị táo bón hoặc tiêu chảy thất thường đi ra đi vào WC nhiều lần trong ngày. Nếu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất sức.
-
Chán ăn: Khi mắc chứng rối loạn tiêu hóa bạn sẽ thấy đắng miệng, đầy bụng không muốn ăn hay uống gì cả.
-
Ợ hơi, ợ nóng: Do cũng có chung triệu chứng với bệnh về dạ dày và tá tràng, nên nếu bạn thấy tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn cũng đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng này là ở mức độ nhẹ mà ai bị rối loạn tiêu hóa đều mắc phải. Nếu chúng ta để bệnh diễn ra trong nhiều ngày sẽ có các triệu chứng và biểu hiện bệnh trở nặng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám.
Dấu hiệu
Như đã nói ở trên bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng mỗi độ tuổi có dấu hiệu để nhận biết khác nhau:
Ở trẻ em:
-
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, khiến trẻ mệt mỏi mất nước
-
Bụng căng to, ợ hơi, đắng hoặc hôi miệng
-
Nôn, không ăn uống được
-
Quấy khóc, tình trạng không giảm sút
-
Bé khát nước nhưng bỏ bú
Ở người lớn và phụ nữ có thai:
-
Với phụ nữ có thai nếu xảy ra thì sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Cũng có các triệu chứng và dấu hiệu như: Chán ăn, đầy bụng, ợ, đắng miệng,…
Đặc biệt: Đối với phụ nữ có thai phải đến bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mẹ và bé.
Điều trị
-
Ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh: Thường thì thức ăn là tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa. Vì nó là 1 chất quan trọng được hấp thu qua ống tiêu hóa.
-
Sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục đều đặn, ăn rau xanh, uống nhiều nước nhất là với trường hợp đi đại tiện nhiều lần.
-
Sử dụng thuốc: Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, thay vào đó bạn cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của bạn nếu không sẽ xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm
-
Trong các trường hợp bệnh nặng: Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Tại đây sẽ được các bác sĩ truyền dịch khi có một số triệu chứng trở nặng mà người bệnh không thể dung thuốc
Lưu ý:
-
Đối với trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa Nhi để các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
-
Rối loạn tiêu hóa có nhiều triệu chứng giống với một số bệnh lý khác nếu điều trị sai cách sẽ kéo dài lâu khỏi và tái lại bệnh nhiều lần.
Phòng ngừa
Vì rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh mãn tính, nên từ các nguyên nhân gây bệnh trên bạn có thể dựa vào đó để thay đổi và điều chỉnh lại thói quen hằng ngày.
Thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tránh mắc phải rối loạn tiêu hóa
-
Bạn cần phải có 1 chế độ ăn sạch sẽ, ăn chín uống sôi thời gian ăn hợp lý đủ chất dinh dưỡng
-
Cải thiện môi trường sinh hoạt, vệ sinh nhà cửa hàng ngày để tránh vi khuẩn gây bệnh
-
Bổ sung các loại men bổ sung tốt cho hệ vi sinh đường ruột và hệ tiêu hóa
-
Nên hạn chế sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
-
Muốn uống kháng sinh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng
Hầu hết người bệnh đều xem nhẹ trong việc điều trị bệnh mà không biết rằng nó có thể có các biến chứng nguy hiểm sau:
-
Rối loạn chức năng
-
Xuất huyết tiêu hóa
-
Viêm đại tràng
-
Trào ngược dạ dày thực quản
-
Hội chứng ruột kích thích
Một số phương pháp từ thảo dược
Bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc tây do bác sĩ chỉ định hoặc cũng có thể sử dụng các dạng thảo dược nguồn gốc tự nhiên như:
- Trà bạc hà: Có khả năng làm mát hơi thở, làm cho triệu chứng buồn nôn, đầy bụng được giảm đáng kể. Kẹo và lá bạc hà cũng giúp đỡ đầy bụng và buồn nôn
- Trà hoa cúc: Giảm bớt căng thẳng do công việc, giúp an thần dễ ngủ, tình trạng khó tiêu được cải thiện (uống một tách trà sau mỗi bữa ăn)
- Lá ổi non: Là một trong nhiễu thảo dược từ thiên nhiên chữa được rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất (giã lá ổi lấy nước cốt uống, sẽ thấy hiệu quả đáng kể sau vài ngày uống)
- Rễ cam thảo: tốt cho hệ tiêu hóa làm giảm đau, khó tiêu (pha với nước ấm hoặc nhai dùng 30-60’ trước bữa ăn)
- Sữa chua: Loại sản phẩm phổ biến và đơn giản có Lactobacillus và Lactic lợi khuẩn có thể làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa
Trà bạc hà, trà hoa cúc,... giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa
Lưu ý:
- Đây là một số thảo dược được sử dụng phổ biến người bệnh và gia đình có thể tham khảo để khắc phục tình trạng bệnh.
- Nhưng nếu bệnh tình không có tiến triển tốt trong thời gian sử dụng thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và tư vấn điều trị hợp lý với bệnh nhân.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp, do nhiều yếu tố gây nên và xảy ra với bất cứ ai. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến người bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chức năng,... mà mình không lường trước được. Vì vậy khi thấy dấu hiệu bất thường phải đến ngay bệnh viện để được tư vấn hợp lý.
Tin tức - Bài viết liên quan