PHÁT TRIỂN XÚC GIÁC CHO TRẺ - TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN

28/01/2021 | 957 |
0 Đánh giá

Xúc giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của con người. Nó thông qua sự đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân...) với sự vật từ đó cho ta những cảm nhận cơ bản về chúng

Những trẻ không được khuyến khích sử dụng tay có thể gặp khó khăn với một số hoạt động như: cầm và nắm đồ vật, chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, di chuyển các ngón tay,... Trẻ có thể “phòng thủ về xúc giác”, sợ chạm vào một số đồ vật hoặc chỉ chạm nhẹ vào đồ vật bằng các đầu ngón tay.
Vui chơi cũng góp một phần quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển của bé. Chơi với những món đồ chơi hoặc các đồ dùng gia đình đa dạng đem lại những mặt tích cực và có thể hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Hãy tìm những món đồ chơi có bề mặt khác nhau và có thể tạo ra âm thanh, chẳng hạn như lục lạc, sách có các bề mặt khác nhau cũng có thể hỗ trợ bé, hoặc bạn có thể chọn chất liệu vải, lông vũ, bìa cứng hoặc lông nhân tạo. Sau đây là 1 số bài tập giúp trẻ phát triển xúc giác cho trẻ

>>> Ăn nhiều cá có làm con bạn thông minh hơn?.. XEM THÊM
Bài tập 1: Cảm nhận nhiệt độ: Trẻ cảm nhận nhiệt độ nóng lạnh
– Chuẩn bị: 1 chai đựng nước lạnh và 1 chai nước ấm 1 thau nước lạnh và 1 thau nước ấm, những viên sỏi lạnh (đặt vào trong tủ lạnh) – những viên sỏi nóng (đặt vào thau nước ấm trước mang ra cho bé sử dụng)
-    Cho chai nước lạnh và chai nước ấm cho trẻ sờ vào, xong để 2 chậu nước 1 nước ấm 1 nước lạnh cho trẻ để chân vào 
-    Đổ chung các viên sỏi nóng – lạnh chung với nhau, cho trẻ chọn những viên sỏi nóng thì bỏ vào thau nước ấm, những viên sỏi lạnh thì bỏ vào thau nước lạnh
Bài tập 2: Đoán vui: Cảm nhận tiếp xúc da
– Đứng sau trẻ, dùng ngón tay vẽ lên lưng trẻ, sau đó hỏi trẻ mình đã vẽ gì lên lưng trẻ. Ví dụ 1 hình tròn, 1 hình vuông….
– Có thể cho trẻ đan hai tay lại với nhau, sau đó ta chạm vào ngón tay của trẻ và yêu cầu trẻ giở ngón tay vừa chạm lên
– Có thể cho trẻ nhắm mắt lại, sau đó sờ lên 1 bộ phận nào của trẻ và hỏi trẻ vừa mới sờ lên bộ phận nào
Bài tập 3: Chơi với cát: Cảm nhận hạt cát qua làn da
Chuẩn bị cho bé 1 số dụng cụ chơi với cát như: xẻng, ray, khuôn nhiều hình dạng, cào…cho bé chơi với các dụng cụ và cảm nhận hạt cát qua bàn tay, chân
Bài tập 4: Nặn đất sét: Phát triển xúc giác cho trẻ và phát triển cơ tay
– Chuẩn bị đất sét
– Cho trẻ bóp, nhào đất sét, lăn dài đất sét tạo thành những hình thù trẻ thích, đơn giản như hình dài, hình tròn, hoặc cho vào các khuôn hình có sẵn……
– Dùng ngón tay ngắt nhỏ đất sét và se lại tạo thành viên bi, hạt thóc…

Cùng trẻ chơi đất sét phát triển xúc giác ở tay

>>> Omegazinc -  Hỗ trợ tăng tập trung, phát triển trí não cho bé

Bài tập 5: Sờ và đoán: Nhận biết trái cây thông qua xúc giác sờ
– Chuẩn bị 1 số trái cây nhựa đa dạng có độ trơn láng, sần sùi, gai khác nhau
– Cho các trái cây vào trong túi đen, sau đó cho trẻ sờ và đoán xem quả đó là quả gì, nếu khả năng ngôn ngữ trẻ tốt có thể cho trẻ miêu tả lại quả mà trẻ đang sờ được
Bài tập 6: Chọn vải: Trẻ phân biệt cảm nhận được 1 số mặt vải: vải cứng, vải mềm…
– Sưu tầm những mảnh vải vụn có chất liệu khác nhau (nỉ, lụa, xa tanh, bông…) và cắt mỗi loại thành 2 hình vuông (lưu ý nên chọn vải có độ cứng mềm rõ ràng)
– Bịt mắt trẻ và yêu cầu trẻ tìm những cặp vải giống nhau bằng cách sử dụng ngón tay và bàn tay sờ cảm nhận

>>> TEST NHANH: Mức độ tập trung con bạn đến đâu... 
Bài tập 7: Đoán xem vật liệu gì: Cảm nhận vật liệu bằng bàn chân và tay
– Chuẩn bị: viên sỏi, cát, thảm gai, mút mềm, gỗ cứng, lông gà…
– Đặt từng vật liệu vào từng cái ô sau đó cho trẻ đi chân không bước vào trong từng thùng và cảm nhận
– Có thể bịt mắt trẻ cho trẻ bước vào và nói lên vật liệu đó là gì
– Có thể trải hết các vật liệu đó lên sàn nhà cho trẻ bò qua và cảm nhận
– Có thể bỏ vào từng hộp, bịt mắt trẻ lại sau đó cho trẻ sờ và đoán xem trong đó đựng gì hoặc gắn hình tương ứng vào từng hộp
Bài tập 8: Chơi trên thảm cỏ: Phát triển xúc giác bàn tay và bàn chân cho trẻ
Cho trẻ chơi trên các bãi cỏ, chơi các trò chơi với trẻ như làm con bò, bật nhảy trên thảm cỏ, chơi kéo co, làm con ếch nhảy…
Bài tập 9: Khám phá trọng lượng: Phân biệt trong lượng qua cầm nắm
– Chuẩn bị: một số chai nước có nước đầy, 1 số chai không có nước (kích thước bằng nhau)
– Cho trẻ cầm mỗi tay 1 chai và phân biệt xem chai nào nặng, chai nào nhẹ
– Cho trẻ chọn những chai nặng về 1 nhóm và chai nhẹ về 1 nhóm
– Có thể sử dụng các thực phẩm như: trái bí đỏ, bó rau… để cho trẻ cảm nhận trọng lượng của 2

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992