Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh Gout

08/06/2022 | 332 |
0 Đánh giá

Nam giới có nguy cơ cao mắc bệnh Gout hơn so với nữ, theo thống kê trên thế giới có khoảng 95% người mắc ở đối tượng nam. Hầu hết do sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể mắc phải gout sau thời kỳ tiền mãn kinh.

Biểu hiện thường thấy của bệnh Gout

  • Tình trạng khớp bị viêm xuất hiện dấu hiệu sưng, đau nhức, đặc biệt là các khớp ở bàn chân.
  • Lắng đọng, gây tích tụ acid urat có cảm nhận được thấy cục, hạt urat nổi dưới da tại một vài vị trí tai, gót chân, bánh chè,...
  • Các triệu chứng về bệnh lý thận

Đối tượng cần cảnh giác có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Người thân trong gia đình mắc gout
  • Tình trạng thừa cân, béo phí dẫn tới gout cao
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý lười vận động
  • Lạm dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,...
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu làm tăng lượng acid uric

Thực phẩm người bệnh nên ăn

  • Cung cấp thêm hàm lượng Vitamin C vào cơ thể hằng ngày
  • Nên uống nước thường xuyên, ít nhất cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để đài thải acid uric
  • Thực phẩm thịt trắng như lườn gà, cá sông,...do các loại thịt này cung cấp được lượng Protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
  • Tinh bột cũng là thực phẩm mang lại lợi ích cho người bệnh gout, do trong tinh bột có chưa lượng purin an toàn cho cơ thể. Giúp giảm và hòa tan lượng acid uric trong nước tiểu

Người bệnh gout có thể sử dụng các loại thực phẩm được chế biến từ tinh bột

  • Sử dụng các loại thảo dược như lá sake, cma, cherry,...
  • Ăn các loại rau củ trừ nấm, giá, măng tây
  • Thay vì sử dụng các loại dầu thường ngày, nên sử dụng thay thế bằng các loại dầu oliu, lạc, vừng,...để giảm thiểu lượng chất béo
  • Nên xây dựng chế độ ăn ít dầu mỡ, đồ béo như các món hấp, luộc

Những thực phẩm cần tránh

Ngoài các thực phẩm người mắc gout cần bổ sung để cải thiện sức khỏe thì cũng cần lưu ý các loại thực phẩm cần tránh để quá trình tiến triển bệnh được giảm bớt.

Lưu ý các loại thực phẩm như sau:

  • Đối với người bệnh đang trong quá trình điều trị nên tránh các loại thực phẩm như nội tạng động vật, thịt bò, tôm cua, các loại sinh vật có vỏ,...Vì những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.
  • Rau bina, măng tây, nấm,...là các loại rau nên tránh ử dụng thường xuyên.
  • Hạn chế, điều chỉnh chất béo trong chế độ ăn như sử dụng các loại thịt nạc và dùng các loại sữa có ít chất béo.
  • Tránh các loại quả chua, đồ ăn lên men bơi các thực phẩm này sẽ làm tăng hàm lượng uric trong cơ thể.
  • Người bệnh, tránh sử dụng ớt, hạt tiêu trong chế biến món ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình hưng phấn thần kinh chủ động dẫn tới tái phát bệnh gout.
  • Vì các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây bệnh nên tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá,...

Bệnh gout ban đầu có thể không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài và không tìm phương pháp điều trị hợp lý sẽ gây khiến bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới tàn phế do hệ thống cơ xương khớp bị tổn thương nặng.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992