Đối tượng và nguyên nhân gây đau lưng dưới
Đau lưng với nhiều nguyên nhân gây ra, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, khiến công việc bị trì trệ. Đối với tình trạng đau lưng dưới thường là do chấn thương, thoát vị, hay do vận động sai tư thế trong khi nâng đồ nặng. Đối tượng cần lưu ý để tìm cách phòng tránh tình trạng đau lưng dưới, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Ngoài một số bệnh lý tự nhiên có thể thể gây ra tình trạng đau lưng dưới thì các đối tượng dưới đây cần lưu ý đề phòng xuất hiện tình trạng này.
Đối tượng dễ bị đau lưng dưới
-
Tuổi cao: Đây là đối tượng đầu tiên có nguy cơ các phải đối mặt với các tình trạng đau nhức xương khớp, do hệ thống xương khớp theo độ tuổi dần bị lão hóa và không còn khỏe mạnh như trước.
-
Tập thể dục quá mức: Thực hiện các bài tập quá sức khiến cơ lưng không thể chống đỡ được quá lâu, lặp đi lặp lại nhiều sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương và dẫn tới tình trạng đau lưng dưới.
-
Phụ nữ mang thai: Với đối tượng này tình trạng đau lưng dưới sẽ hết sau khi sinh vì trong quá trình mang thai do khung xương chậu phải thay đổi để thích ứng với trọng lượng của thai nhi.
-
Thừa cân, béo phì: Phần lưng cũng phải chịu một phần nào đó trọng lực của cơ thể nên nếu thừa cân sẽ khiến vùng lưng chịu áp lực lớn và dẫn tới đau vùng thắt lưng.
Vùng thắt lưng phải chịu lực cửa phần trên cơ thể, nên đối tượng thừa cân béo phĩ dễ mắc phải tình trạng này
-
Tính chất công việc: Các công việc có đặc thù như phải bê vác, nâng, đẩy và kéo phải dùng sức có thể sẽ tác động mạnh đến vùng lưng gây đau lưng và các chấn thương khác. Bên cạnh các công việc nặng nhọc này, thì nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ các phải đối mặt với nó do tư thế ngồi tác động lên.
-
Đeo đồ nặng: Khi đeo balo quá nặng cũng như công việc bê vác đồ, trọng lượng của sách vở cũng khiến cơ thể bị căng cơ lưng và nhức mỏi. Chú ý điều này để tránh tình trạng trẻ đi học xuất hình tình trạng này.
Ngoài các đối tượng trên, nếu bên trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh sẽ dễ mắc phải tình trạng đau lưng dưới như viêm cột sống dính khớp. Hay sức khỏe tâm thần, có thể ảnh hưởng tới tới mức độ tập trung cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và sẽ gây căng cơ lưng.
Nguyên nhân đau lưng dưới
Có nhiều trường hợp cơn đau lưng xảy ra có thể liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng. Là tình trạng xương khớp bị tổn thương, lão hóa và mất dần sức mạnh và cấu trúc của nó.
-
Bong gân: Đây là tình trạng bị tổn thương bao khớp, khi gặp chấn thương hoặc chịu sự tác động mạnh từ hành động nào đó gây ra trật khớp, gãy xương. Điều này khiến dây chằng bị căng hoặc rách và sẽ gây đau, co thắt cơ lưng dẫn tới cơn đau nhức vùng lưng dưới.
-
Bệnh thoái hóa: Cơ thể cảm nhận được những chuyển động bất thường của dây chằng, khớp, xương,...là khi địa đệm có dấu hiệu bị thoái hóa và sẽ dẫn tới tình trạng đau lưng. Ngoài ra nó có thể bị thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm khi vị trí đĩa đệm bị chèn ép, phình ra gây đau lưng dưới.
-
Tổn thương dây thần kinh tọa: Do vị trí dây thần kinh này chạy dài từ vùng thắt lưng đến xương chậu, xuống cả mông và chân. Chính vì vậy khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ dẫn tới đau vùng lưng dưới và thường xuất hiện ở một bên cơ thể và ảnh hướng kéo dài từ vùng lưng dưới, mông, đùi, và chân.
-
Chấn thương: Chơi thể thao, ngã,...sẽ làm tác động tổn thương đến dây chằng hoặc vùng cơ dẫn tới đau thắt lưng. Ngoài ra, nó có thể khiến cột sống bị chèn ép quá mức. Tác động đến đĩa đệm gây áp lực dây thần kinh nào bắt nguồn từ tủy sống.
-
Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống tạo áp lực đến tủy sống và dây thần kinh sẽ dẫn đến đau lưng dưới và theo thời gian nếu không được điều trị sẽ khiến tình trạng chuyển biến nặng.
Đau lưng dưới do bệnh lý nếu không điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm
Tình trạng nếu không được điều trị sẽ trở nên nặng hơn với các nguyên nhân sau gây ra:
-
Nhiễm trùng
-
Khối u
-
Hội chứng chùm đuôi ngựa (tên khoa học) xảy ra do rễ thần kinh chùm đuôi ngựa bị chèn ép.
-
Phình động mạch chủ bụng
Các nguyên nhân cơ bản khác như:
-
Tình trạng viêm khớp, viêm cột sống,...cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới
-
Loãng xương do mật độ xương bị giảm, ảnh hưởng đến sức mạnh và chức năng của xương.
-
Lạc nội mạc tử cung không nằm bên trong tử cung mà đi nhầm hướng sang khoang bụng, buồng trứng,...
Tình trạng đau lưng dưới, nếu do yếu tố bên ngoài tác động vào nhẹ có thể chỉ xuất hiện chớp nhoáng, tuy nhiên nếu do các vấn đề liên quan đến các bệnh lý khác có thể sẽ gây ra nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, cần chú ý đến sức khỏe của bản thân, nên khám định kỳ 6 tháng một lần để có thể kiểm soát được tránh để bệnh diễn biến nặng.
Tin tức - Bài viết liên quan