[Cúm A] Dễ dàng phân biệt trong giai đoạn dịch bùng phát
Thời gian gần đây, tình trạng cúm A đang tăng lên số người mắc bệnh, loại cúm mùa này có thể dẫn tới các biến chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không điều trị hợp lý. Cúm A có những triệu chứng tương đồng với tình trạng cúm thông thường, do đó khó có thể phân biệt được. Tuy nhiên, 2 tình trạng này vẫn có những đặc thù riêng để người bệnh có thể dàng phân biệt được trong giai đoạn dịch đang bùng phát.
Tình trạng cúm A là gì
-
Là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do một loại virus gây ra, bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng đến thuốc điều trị, ngược lại cũng có một số chủng cúm nặng có thể nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị đúng.
-
Cúm A có thể lây lan nhẹ hoặc có thể gây ra một đại dịch khá lớn, nó xuất hiện nhiều trong mùa dịch cúm mùa. Đặc biệt nó có khả năng đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng cúm khác nhau lây lan từ mùa này sang mùa khác.
-
Tình trạng cúm có thể lây lan trên động vật và con người. Nguồn lây bệnh ban đầu được phát hiện từ các loại chim hoang dã là vật chủ của virus cúm A hay được gọi với tên là cúm gia cầm, gồm cúm H1N1. H5N1,...
Phân biệt cúm A
Cúm A không hoàn toàn giống với tình trạng cảm lạnh thông thường, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, với các triệu chứng cụ thể như:
-
Ho và nghẹt mũi, chảy nước mũi
-
Đau nhức đầu, xương khớp, cơ thể mệt mỏi
-
Đau, sưng và viêm vòm họng
-
Sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, ớn lạnh
-
Buồn nôn, nôn
-
Tê bì chân tay
Tình trạng cúm A ở thể nhẹ có thể không cần điều trị bằng thuốc nhưng nếu hơn 1 tuần mà các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Các đối tượng dễ có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan như trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai.
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng chuyển nặng bao gồm:
-
Khó thở, thở gấp, đau tức ngực
-
Da có dấu hiệu xanh, nhợt nhạt
-
Nôn
-
Sốt phát ban ra bên ngoài
-
Các triệu chứng có dấu hiệu trở lại và ho nặng hơn
Ngoài ra, cúm A nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý khác như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phổi,...
Các triệu chứng cúm thường khác, có những đặc điểm sau, giúp người bệnh phân biệt với cúm A dễ dàng hơn:
-
Chảy nước mũi
-
Hắt hơi liên tục
-
Nghẹt mũi, sổ mũi
-
Đau đầu
-
Người mệt mỏi, nhức cơ nhẹ
-
Ho và có trường hợp sốt nhẹ
Yếu tố lây nhiễm
Cúm A có thể lây nhiễm từ người sang người theo những đường sau:
-
Lây qua đường hô hấp: Qua giọt bắn nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi văng ra ngoài môi trường.
-
Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp: Chạm vào các bề mặt mà virus trú ngụ, không vệ sinh tay và chạm vào mắt, mũi, miệng khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Bệnh cúm A có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần
Virus tồn tại khá lâu trên các bề mặt như tay nắm cửa, bàn, ghế,....những vị trí hay tiếp xúc, ngoài ra chúng có thể tồn tại trong lòng bàn tay 5 phút nếu không rửa sạch.
Virus tồn tại chính tại môi trường nước như ở hồ bơi chung, thời tiết mưa bão, ẩm thấp, ít nắng,...đây là điều kiện thuận lợi để virus hoạt động và phát triển mạnh.
ĐIều trị cúm A
Như đã nói, một số trường hợp cúm nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, các triệu chứng có thể tự hết khi người bệnh có thời gian nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước. Đối với từng mức độ khác của người bệnh, bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị khác nhau.
Những loại thuốc được bác sĩ kể hầu hết để giảm khả năng virus lây lan và làm giảm quá trình lây nhiễm của chúng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số các tác dụng phụ như buồn nôn và nôn (có thể báo với bác sĩ điều trị nếu tình hình có chuyển biến xấu để dừng sử dụng thuốc).
Phòng tránh virus cúm A trong giai đoạn dịch bùng phát
Không chỉ cúm A mà với những bệnh có tình lây nhiễm cao, việc thực hiện vệ sinh cá nhân là yếu tố rất quan trọng.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên khi tiếp xúc với những nguy cơ gây cúm
-
Rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay có tính diệt khuẩn sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Khi hắt hơi, dùng tay che miệng, mũi để tránh dịch bắn ra ngoài môi trường, giúp virus xâm nhập vào người khỏe mạnh, trú ngụ tại những nơi như bàn, ghế,...
-
Đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và cho mọi người xung quanh tại những nơi có nhiều người, gây ra nguy cơ lây lan nhanh.
-
Đảm bảo vệ sinh môi trường, trường học, nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, lau chùi các bề mặt như bàn, ghế, cửa,... thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Nên sử dụng những dung dịch sát khuẩn.
-
Theo dõi sức khỏe của mình và sức khỏe của người thân trong gia đình. Thấy xuất hiện các triệu chứng trong đợt dịch cần đi khám để được chẩn đoán chính xác để có biện pháp kịp thời. Cách ly để tránh lây lan.
-
Cúm A thường gặp phải ở đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,...do đó cần tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc hạn chế tiếp xúc gần với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.
-
Cũng như dịch Covid 19, để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo thì cần đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người khác và giữ khoảng cách hợp lý.
-
Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa rõ chính xác tình trạng sức khỏe.
-
Tiêm phòng vacxin cúm hằng năm, đúng lịch và đủ mũi để chủ động phòng tránh bệnh.
Phương pháp phòng ngừa trên để hạn chế tình trạng mắc cúm A, không có ý nghĩa ngăn ngừa triệt để, giúp bản thân không mắc bệnh, cách tốt nhất là nên tiêm phòng hàng năm. Ngoài ra, với các triệu chứng như trên, sẽ giúp người bệnh dễ dàng phân biệt bệnh và có thể chủ động trong các cách điều trị và phòng ngừa tình trạng lây lan.
Tin tức - Bài viết liên quan