Biến chứng của bệnh gout mà bạn không ngờ tới
Hầu hết những đối tượng mắc bệnh gout thường là nam giới do sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiêu gây bệnh. Bệnh xuất hiện ở người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên. Tình trạng bệnh mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị và cải thiện lối sống.
Nguyên nhân gây bệnh
-
Ở Việt Nam nếu sử dụng quá nhiều rượu bia và chế độ ăn thừa hàm lượng đạm sẽ dẫn tới quá trình chuyển hóa acid uric, từ đó gây ra bệnh gout.
-
Bệnh gout có thể xảy ra do yếu tố di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể khiến hàm lượng acid uric tăng lên và không đào thải kịp ra ngoài cơ thể.
-
Ngoài ra, có trường hợp mắc các bệnh lý về thận, tim mạch, huyết áp cao,...dẫn tới đào thải chức năng của thận và khiến tích tụ lại acid uric.
-
Sử dụng chất kích thích thường xuyên
-
Thừa cân, béo phì, lười vận động cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Hạn chế sử dụng rượu bia vì nó nằm trong nguyên nhân gây bệnh Gout
Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout
Do lượng acid uric tích tụ trong cơ thể dẫn tới tình trạng viêm, sưng tại các khớp xương gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh.
Các triệu chứng thường thấy ở người bệnh gout bao gồm:
-
Thường xuất hiện cơn đau dữ dội vào ban đêm gây đau nhức, khó chịu.
-
Tại một số vị trí khớp có dấu hiệu sưng, đỏ, cảm thấy nóng phát ra tại vị trí khớp, chạm vào đau.
-
Khả năng vận động, sinh hoạt bị hạn chế.
-
Các cơn đau kéo dài vài ngày và khi cơn đau được thuyên giảm, các khớp có thể hoạt động lại bình thường.
Tình trạng bệnh gout được chia làm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Đối với gout mãn tính, các cơn đau xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, cơn đau sẽ tự hết mà không cần điều trị. Chính lý do này mà nhiều trường hợp tự chẩn đoán sai với các bệnh lý xương khớp khác do triệu chứng xảy ra khá giống nhau.
4 giai đoạn của bệnh
-
Giai đoạn 1: Triệu chứng chưa xuất hiện nhiều, hàm lượng acid uric trong cơ thể trong máu có dấu hiệu tăng cao.
-
Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng đau cấp tính như sưng đau các khớp, Điều trị có thể cải thiện tình trạng sau 3 - 10 ngày. Thời gian này, nếu được điều trị đúng các cơn đau sẽ được giảm dần.
-
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng, cảnh báo hàm lượng acid uric đang lắng đọng nhiều trong cơ thể làm ảnh hưởng tới khớp.
-
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng do người bệnh không điều trị bệnh hợp lý, dẫn tới tình trạng mãn tính nó có thể làm tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới các khớp trên cơ thể, khó khăn trong việc sinh hoạt.
Biến chứng của bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh
Biến chứng của bệnh Gout cần chú ý
Các cơn đau do bệnh gout gây ra sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đặc biệt tình trong quá trình mắc bệnh cần phải kiêng rất nhiều đồ ăn.
Bản chất của các hạt tophi là tinh thể urat, nó sẽ khiến biến dạng các khớp và người bệnh sẽ mất dần khả năng vận động, có thể đi lại khó khăn hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn tới tình trạng tàn phế.
Bên cạnh đó, khi các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến các loại vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn.
Biến chứng khác có thể dẫn tới bệnh lý liên quan đến thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, tăng huyết áp,...
Nếu thấy dấu hiệu cảnh báo bệnh Gout, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh tự ý sử dụng thuốc vì có thể xảy ra một vài tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tin tức - Bài viết liên quan