6 lầm tưởng về tình trạng viêm mũi dị ứng

04/07/2022 | 608 |
0 Đánh giá

Tình trạng viêm mũi dị ứng không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Việc thiếu hiểu biết và nghe những thông tin sai lệch để điều trị bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường. Chú ý 6 lầm tưởng dưới đây về tình trạng viêm mũi dị ứng xem liệu bạn có đang mắc phải?

Mọi người thường có tâm lý chủ quan về tình trạng này, cho rằng đây chỉ là bệnh vặt vài ngày là hết, nhưng ngược lại, cũng có những trường hợp muốn nhanh chóng điều trị, áp dụng đủ mọi biện pháp hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Cả 2 trường hợp trên, cần chú ý hơn tới việc điều trị viêm mũi dị ứng để tránh xảy ra những sai lầm không đáng có.

Viêm mũi dị ứng là bệnh nhẹ không cần thăm khám

Đây là lầm tưởng đầu tiên trong 6 lầm tưởng của người bệnh về tình trạng này. Nhiều người cho rằng, viêm mũi dị ứng chỉ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng sẽ tự khỏi mà không quan tâm việc tìm các biện pháp điều trị nên tâm lý luôn chủ quan.

Mặc dù đây không phải là tình trạng bệnh quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, khó chịu,...ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không điều trị, tình trạng sẽ kéo dài nhiều ngày và dẫn đến trầm cảm và khó tập trung làm một việc gì đó.

Đặc biệt, nếu không được điều trị, viêm mũi có thể trở thành bệnh mãn tính và sẽ chung sống với nó hết cuối đời. Ngoài ra, nó còn gây ra các bệnh lý khác như:

  • Viêm, tắc nghẹt mũi mãn tính và dẫn tới các biến chứng liên quan đến đường thở, điển hình là tình trạng polyp mũi.

  • Viêm xoang cấp và mãn tính

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe của tai dẫn tới viêm tai giữa, nhiễm trùng tai

  • Ngưng thở khi ngủ hoặc dẫn tới rối loạn giấc ngủ

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên

  • Mũi nghẹt dẫn tới người bệnh phải thở bằng miệng và điều này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Ngoài các tình trạng trên, viêm mũi dị ứng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và khiến triệu chứng bệnh trở nặng hơn.

Sử dụng thuốc điều trị gây buồn ngủ

Ngoài việc lơ là điều trị, thì cũng có trường hợp đi khám nhưng từ chối sử dụng thuốc điều trị vì nghi ngờ thuốc gây buồn ngủ do nghe được những lời truyền miệng xung quanh và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Các nhóm thuốc điều trị hiện nay hầu như không xảy ra tác dụng phụ gây buồn ngủ

Thực tế, theo nghiên cứu điều này hoàn toàn sai vì thuốc điều trị thường được sử dụng với tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,...Nhưng hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn,

Những loại thuốc điều trị gây buồn ngủ là những nhóm thuốc thế hệ cũ. Có thể làm giảm các triệu chứng nhanh và hiệu quả nhưng tác dụng phụ của thuốc gây buồn ngủ làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, thậm chí gây những hậu quả nguy hiểm khác. Ngoài ra, nếu sử dụng trước khi đi ngủ đến hôm sau thuốc vẫn còn trong cơ thể và vẫn khiến người bệnh buồn ngủ.

Do đó, nếu sợ việc dùng thuốc gây buồn ngủ thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị thế hệ mới, vừa có thể phát huy được tác dụng nhanh, vừa đem lại hiệu quả mà không lo buồn ngủ.

Không có ý thức phòng ngừa và phòng tránh các thành phần gây dị ứng

Tình trạng viêm mũi dị ứng khác với tình trạng cảm lạnh, 2 trạng thái này dễ khiến người mắc bệnh bị nhầm lẫn do các triệu chứng bệnh giống nhau. Việc nhận biết nhầm viêm mũi thành cảm lạnh khiến người bệnh chỉ quan tâm tới việc điều trị mà không chú ý tới được phòng tránh các dị nguyên dẫn đến dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,...khiến các triệu chứng lặp lại nhiều lần.

Tuy nhiên, nhìn chung 2 triệu chứng có điểm giống nhau nhưng vẫn có xuất hiện những điểm khác biệt điển hình như nếu bị cảm lạnh nước mũi sẽ có chất nhầy màu xanh, vàng ho và sốt. Còn đối với viêm mũi dị ứng, khiến người bệnh ngứa mắt, mũi, họng và không gây ho hoặc sốt.

Nếu không xác định được tình trạng, tốt nhất bạn nên dành thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng của cơ thể. Từ đó, có biện pháp điều trị và phòng ngừa cụ thể.

Chỉ khám và điều trị bệnh khi có dấu hiệu chuyển nặng

Việc lầm tưởng viêm mũi dị ứng với các tình trạng bệnh khác dẫn tới người bệnh tự ý mua và sử dụng thuốc thành điều trị bệnh sai cách và có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu để các triệu chứng diễn ra nặng hơn thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng sẽ cao hơn, ngoài ra thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hằng ngày.

Nhỏ nước tỏi để điều trị

Việc sử dụng nước tỏi để nhỏ mũi với tác dụng mang lại nhanh và hiệu quả là hoàn toàn không đúng vì theo nghiên cứu các cách điều trị này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy, trong tỏi có chứa Quercetin và Allicin có thể giúp ích trong điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị vì nếu nhỏ trực tiếp nước tỏi vào mũi có thể tác động mạnh đến niêm mạc mũi, gây nóng rát,...

Các thành phần được chế biến từ tỏi nhỏ vào mũi sẽ gây kích ứng tới niêm mạc

Lạm dụng rửa mũi quá nhiều

Quá trình rửa mũi sẽ thúc đẩy dịch mũi ra ngoài, làm sạch được các tác nhân gây dị ứng và giúp mũi được thông thoáng. Tuy nhiên việc sử dụng nước rửa mũi hay dụng cụ rửa mũi cần được làm theo đúng chỉ định, hướng dẫn không nên vượt quá tần suất quy định.

Nhiều người cho rằng, việc rửa mũi nhiều lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng và bớt khó chịu, vì khi bạn rửa mũi khi nghẹt mũi, khó thở việc bơm nước rửa mũi vào một bên có thể khiến bên còn lại bị tắc không chảy ra ngoài được. Điều này khiến dịch nhầy có thể bị đẩy lên tai, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tai.

Khi sử dụng các vật dụng để làm sạch và rửa mũi, người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Một số sai lầm trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng mà một số người gặp phải. Nếu đọc được bài viết này thì bạn nên tránh để có thể điều trị bệnh được hiệu quả hơn tránh để tình trạng viêm mũi kéo dài gây dị ứng, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889