Viêm xoang là gì? Viêm mũi xoang có chữa được không?
Viêm xoang là bệnh lý hô hấp nổi bật mỗi khi đến thời điểm thời tiết giao mùa thu đông. Viêm xoang mũi gây rất nhiều khó chịu và phiền toái cho sinh hoạt của chúng ta. Vậy, viêm xoang là gì? Viêm xoang mũi có chữa được không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc do các tác nhân dị ứng. Mỗi người chúng ta đều có 4 loại xoang là xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, và xoang hàm trên. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây viêm, chất lỏng và chất nhày sẽ tích tụ lại tại một trong những xoang này gây viêm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển làm nặng thêm bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Dựa trên mức độ bệnh, viêm xoang có thể được phân loại như sau:
- Viêm xoang cấp tính: khỏi hoàn toàn trong < 30 ngày.
- Viêm xoang bán cấp: hồi phục hoàn toàn trong 30 đến 90 ngày.
- Viêm xoang tái phát: ≥ 4 đợt viêm xoang cấp tính riêng mỗi năm và mỗi đợt đều khỏi hoàn toàn trong < 30 ngày nhưng lặp lại theo chu kỳ.
- Viêm xoang mạn tính: kéo dài > 90 ngày.
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
Viêm xoang cấp chủ yếu là do virus như rhinovirus, cúm, parainfluenza... gây ra. Một tỷ lệ nhỏ phát triển từ nhiễm khuẩn thứ phát với các vi khuẩn Streptococci, pneumococci... hoặc do nấm xâm nhập.
Viêm xoang mạn tính thường tiến triển từ tình trạng viêm xoang cấp không được điều trị triệt để. Bên cạnh đó, tiền sử bệnh dị ứng mạn tính, bất thường về cấu trúc như polyp mũi, thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, lông chó, mèo cũng gây ra tình trạng viêm xoang mạn tính. Trong một vài trường hợp, viêm xoang mãn tính là thứ phát từ những ổ apxe tại răng.
Viêm xoang nấm dị ứng cũng là một dạng viêm xoang mạn tính. Tình trạng này có đặc trưng là ngạt mũi, chảy dịch mũi đặc, nhày và thường là polyp mũi. Nguyên nhân là do niêm mạc mũi có phản ứng dị ứng với nấm, phổ biến nhất là Aspergillus, và không phải là do nhiễm trùng xâm lấn.
Triệu chứng của viêm xoang cấp và mạn tính
Viêm xoang cấp và mạn tính đều có các triệu chứng tương tự, bao gồm: hắt hơi liên tục, chảy dịch mũi mủ, nhức và đau ở mặt, ngạt mũi và tắc nghẽn, phải thở qua miệng, giảm khứu giác, hơi thở hôi và ho (đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm). Thực tế, viêm xoang cấp tính thường gây ra cơn đau nặng hơn mạn tính. Ngoài ra, nếu bạn để bệnh tiến triển thành nhiễm trùng thì còn có các triệu chứng sốt và ớn lạnh.
-
Viêm xoang hàm: bạn sẽ thấy đau nhức ở vùng mặt trước xoang hàm, hố nanh, đau răng, và nhức đầu vùng trán.
-
Viêm xoang trán: bạn sẽ thấy đau ở vùng trán và nhức vùng đầu trước trán.
-
Viêm xoang sàng: gây ra đau giữa hai mắt, vùng má quanh mũi, có thể viêm tấy quanh ổ mắt, và chảy nước mắt nhiều.
-
Viêm xoang bướm: gây ra đau cục bộ ít hơn, thường liên quan đến khu vực trán hoặc thái dương.
Viêm mũi xoang có chữa được không?
Viêm mũi xoang gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Viêm xoang cấp tính có thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn để bệnh tiến triển thành viêm xoang mạn tính thì sẽ rất khó chữa. Có thể bạn sẽ phải sống chung với nó cả đời, điều có thể làm là cải thiện các đợt xoang cấp của nó.
Trong viêm xoang cấp tính, mục đích điều trị chính là cải thiện dẫn lưu xoang và kiểm soát nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng các dung dịch khí dung; rửa xoang bị viêm bằng dung dịch nước muối nóng ẩm; đồ ăn nóng giúp giảm bớt sự tắc nghẽn mũi và thúc đẩy dẫn lưu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xịt mũi chứa Corticosteroid để giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.
Nước muối rửa mũi có thể giúp các triệu chứng giảm nhẹ nhưng bạn cần thực hiện rửa mũi đúng cách. Đặc biệt, nước muối rửa mũi có thể tốt hơn cho bệnh nhân viêm xoang tái phát. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước muối rửa mũi khác nhau. Bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ các thành phần và công dụng của từng loại để có thể lựa chọn được loại nước muối tốt nhất.
Bộ sản phẩm VESIM giúp ngừa viêm xoang, xua tan nghẹt mũi hiệu quả
Với các trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì cần sử dụng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thường là các kháng sinh phổ tác dụng đến vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: penicilin, amoxicillin kết hợp clavulanate, cephalosporin thế hệ 3, doxycycline...
Nếu tình trạng viêm xoang của bạn không đáp ứng với điều trị kháng sinh thì có thể cần phải phẫu thuật (mở xoang hàm, phẫu thuật nạo xoang sàng, hoặc xoang bướm) để cải thiện thông khí và dẫn lưu và loại bỏ các mủ đặc trong xoang, biểu mô viêm, và niêm mạc quá phát. Các phẫu thuật này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Nói chung, viêm xoang là bệnh lý hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bạn hãy chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa viêm xoang.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 024.6674.7322 để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Tin tức - Bài viết liên quan