Thuốc cận Date có hay không thể sử dụng?

01/03/2021 | 982 |
0 Đánh giá

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc đó. Cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng của thuốc và công bố trên nhãn thuốc là yêu cầu của Luật Dược đối với mọi nhà sản xuất trước khi thuốc được đưa ra thị trường.

Thuốc “cận đát” (date) là cách gọi của những người bán thuốc để chỉ những loại thuốc sắp hết hạn sử dụng. Về nguyên tắc, thuốc có thời hạn sử dụng, nếu dùng trước ngày ghi hạn trên vỏ vỉ thuốc thì vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu lực điều trị. Việc nghiên cứu định ra thời hạn sử dụng trước khi lưu hành trên thị trường đã được nhà sản xuất tính toán, nghiên cứu dựa trên sự ổn định của hoạt chất. Chỉ khi nào thuốc đã hết hạn (tức là từ sau ngày ghi trên vỏ hộp hoặc vỉ thuốc) thì không nên sử dụng nữa vì đến lúc đó hoạt lực điều trị đã giảm đi khá nhiều hoặc không còn hoạt tính.
Hãy luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Nếu thuốc của bạn có hình dạng, mùi vị hoặc màu sắc khác so với lần đầu tiên mua thuốc, ngay cả khi thuốc còn trong hạn sử dụng, hãy đến gặp dược sĩ để được tư vấn.

>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY

Hạn sử dụng tìm thấy ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy hạn sử dụng trên bao bì thuốc hoặc trên nhãn với các cụm từ:
•    Hết hạn (Expiry)
•    Ngày hết hạn (Expiry date)
•    EXP
•    Sử dụng trước ngày (use by date/ use before)
Thông thường ngày hết hạn được ghi trên thuốc bởi nhà sản xuất thuốc hoặc dược sĩ cung cấp thuốc (đối với các thuốc pha chế tại chỗ).
Hạn sử dụng sau khi mở nắp, mở lọ thuốc
Một số thuốc có thể cần chuyển dạng sử dụng hoặc thay đổi điều kiện bảo quản sau khi mở nắp ví dụ bột pha hỗn dịch uống, lọ thuốc chứa nhiều viên thuốc trần cần đặc biệt chú ý đến hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản tương ứng

 

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu,

Phân biệt cách đọc hạn sử dụng
•    Nếu trên hộp thuốc in các từ như “hết hạn”, ngày hết hạn” (Expiry date, EXP). Ví dụ: nếu hạn sử dụng là tháng 7 năm 2020 (HSD: 07.2020) thì bạn có thể sử dụng thuốc đến hết ngày 31 tháng 7 và không nên dùng thuốc sau ngày này.
•    Nếu trên hộp thuốc in các từ “sử dụng trước ngày” (use by date/ use before) nghĩa là bạn không nên dùng thuốc sau thời hạn in trên hộp. Ví dụ: nếu trên hộp ghi “Sử dụng trước ngày: 07.2020” nghĩa là không nên dùng thuốc sau ngày 30 tháng 6 năm 2020.
•    Nếu bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cho bạn cách dùng một loại thuốc nào đó và có ghi chú về việc sử dụng hoặc thời gian loại bỏ thuốc thì bạn nên làm theo những hướng dẫn này.

Cách bảo quản thuốc an toàn
Cách quan trọng nhất để bảo quản thuốc là đọc kỹ hướng dẫn hoặc nhãn thuốc. Hầu hết các loại thuốc cần được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng và khô ráo, một số loại thuốc cần có nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ cụ thể.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản thuốc an toàn:
• Không xóa nhãn thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.
• Không chuyển thuốc vào hộp chứa khác trừ khi bạn được hướng dẫn về việc phân loại thuốc đúng cách.
• Nếu gia đình bạn có đông người, hãy cất trữ thuốc của từng người một cách riêng biệt hoặc dùng màu đánh dấu thuốc để tránh nhầm lẫn.
• Không nên bảo quản thuốc trong tủ thuốc phòng tắm. Vòi sen và bồn tắm có thể làm cho môi trường bảo quản thuốc có độ ẩm cao hơn so với yêu cầu.
• Cất thuốc lên cao và tránh xa tầm tay của trẻ em.

>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992