4 Giai đoạn phát triển của sốt xuất huyết bạn cần đề phòng
Bệnh sốt xuất huyết nằm trong nhóm dịch bệnh dễ lây nhiễm nhất, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, mùa mưa bão. Tình trạng bệnh có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cần nằm biết rõ các triệu chứng và các giai đoạn phát triển của sốt xuất huyết.
Triệu chứng điển hình
Các triệu chứng của sốt xuất huyết khá giống với các tình trạng sốt khác nên khó có thể phân biệt được chính xác trong thời gian đầu.
Đối tượng nào cũng xuất hiện các triệu chứng như nhau, tuy nhiên nếu nhiễm phải virus Dengue có thể gây nhận thấy xuất huyết ra bên ngoài hoặc có thể nguy hiểm hơn là tình trạng xuất huyết phía trong nội tạng.
Với thể nhẹ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Sốt cao có thể lên tới 39 - 40 độ C
- Đau đầu, đau hốc mắt
- Đau nhức cơ khớp
- Nôn, buồn nôn
- Xuất hiện các nốt ban trên da sau vài ngày mắc bệnh
Triệu chứng xuất huyết nội tạng
- Các triệu chứng giống thể nhẹ
- Kèm theo dấu hiệu chảy máu: Huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu cam, nướu, chân răng,...
Thể này được coi là thể nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bệnh có thể tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị hợp lý và kịp thời.
4 giai đoạn sốt xuất huyết
Cần lưu ý đến 4 giai đoạn sau để có thể phần nào đánh giá được tình trạng sức khỏe.
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu tiên, cũng là giai đoạn đang ủ bệnh, tình trạng có thể kéo dài từ 4 ngày đến 1 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người và khả năng miễn dịch của họ mà có thể sẽ nhân số lượng lên dần dần, khi đã đủ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu cụ thể và có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2:
Sang đến giai đoạn sốt, có thể kéo dài từ 2-7 ngày và kèm theo các dấu hiệu như cảm cúm. Ở giai đoạn này tuy không gây nguy hiểm những xuất hiện những cảm giác khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ, buồn nôn,....và sốt cao từ 39 độ C.
Giai đoạn 3:
Ở giai đoạn này có thể được coi là tình trạng bắt đầu nguy hiểm. Hầu hết, nếu người mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể sẽ hết sốt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây cũng được coi là giai đoạn mang tính quyết định xem tình trạng bệnh có diễn biến trầm trọng hơn không.
Khi virus khiến hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm dẫn tới số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đi nhiều, khiến sức đề kháng bị ảnh hưởng, lúc này cần có sự theo dõi của bác sĩ để không xảy ra vấn đề nguy hiểm.
Giai đoạn 4:
Đây là giai đoạn cuối cùng, sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn 3. Lúc này cơ thể của bệnh nhân sẽ có dấu hiệu phục hồi, các chỉ số cơ thể bắt đầu trở nên ổn định hơn, cảm giác thèm ăn trở lại.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Vệ sinh môi trường sống để phòng bệnh sốt xuất huyết và ngăn ngừa muỗi sinh trưởng và phát triển
Quá trình người bệnh bị nhiễm là do muỗi vằn, đối tượng truyền bệnh trung gian lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Do đó, để có thể phòng ngừa được tình trạng sốt xuất đầu tiên phải loại bỏ được đối tượng lây bệnh, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Dọn dẹp vệ sinh sân vườn sạch sẽ, không có khu vực chứa nước nơi sinh sản và trú ngụ chính của muỗi.
- Thu gom, vứt đồ phế thải xung quanh nhà.
- Phát quang bụi cây trong nhà.
- Nguồn nước sạch sẽ loại bỏ bọ gây, nơi muỗi dễ phát triển.
- Mẵ màn khi đi ngủ để tránh muỗi đốt.
- Diệt muỗi, đánh muỗi bằng cách phun thuốc tiêu diệt muỗi,
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp muỗi tránh xa.
Mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu về tình trạng sốt xuất huyết, nắm rõ các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết, để có thể điều trị tình trạng kịp thời và hợp lý, không gây ra những hậu quá không mong muốn.
Tin tức - Bài viết liên quan