Điểm khác nhau để dễ dàng phân biệt sốt xuất huyết với các dạng sốt khác

04/11/2022 | 316 |
0 Đánh giá

Sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là sốt cao, nhưng đây cũng là những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các dạng sốt khác, khiến nhiều trường hợp chủ quan dẫn tới những hậu quả không mong muốn.

Sốt xuất huyết

Bệnh do muỗi lây nhiễm sang từ người nhiễm virus Dengue sang người khỏe mạnh, lại muỗi chích truyền bệnh sốt xuất huyết cho người là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết là tình trạng bệnh dịch nguy hiểm, có nhiều biến thể khác nhau nếu muỗi truyền bệnh càng nhiều thì tốc độ lây lan sẽ càng nhanh. Do đó, người dân phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Sẽ càng nguy hiểm hơn nếu trẻ em bị sốt xuất huyết mà không đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có thể điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Lưu ý các đặc điểm sau:

  • Sốt xuất huyết sẽ thường sốt cao liên tục trong vòng 3-4 ngày đầu phát bệnh

  • Ho, sổ mũi

  • Cơ thể đau nhức

  • Cảm thấy đau nhức hốc mắt

  • Có thể nôn hoặc xuất hiện tiêu chảy

  • Khi tình trạng sốt được giảm nhiệt là lúc cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chân tay lạnh,...

Các dạng sốt khác

Sốt phát ban

Tình trạng này có nhiều bệnh và các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dạng sốt này gặp nhiều ở Việt Nam do virus sởi gây ra, và bệnh rubella do virus rubella gây ra. Bệnh dễ dàng truyền nhiễm qua đường hô hấp.

Sốt phát ban sẽ bắt đầu với tình trạng sốt cao từng cơn, có thể lên tới 39 độ C, bên cạnh đó sẽ kèm thêm ho, đau họng, chảy nước mũi và nghẹt mũi, nôn trớ và phát ban đỏ toàn thân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nếu là do virus đường tiêu hóa thì sẽ sớm xuất hiện hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng bệnh từ ngày thứ 4 sẽ thấy được cải thiện như hết sốt, ăn tốt trở lại.

Sốt phá ban khá giống sốt xuất huyết, tuy nhiên khi kéo căng da các nốt ban sẽ mờ dần

Vì sốt xuất huyết và sốt phan đều xuất hiện các nốt ban đỏ nên khó có thể phân biệt khi nhìn qua, vì vậy để phân biệt 2 tình trạng này có thể giãn căng vùng da có xuất hiện nốt ban, nếu nốt ban đỏ mờ đi mà mất dần sẽ là tình trạng sốt phát ban. Ngược lại nếu vẫn thấy các chấm đỏ li ti trên da thì đó là sốt xuất huyết.

Đây là cách tự chẩn đoán bệnh tại nhà nhưng để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất cần đến cơ sở y tế để có thể làm các xét nghiệm công thức máu để xác định.

Sốt do Covid 19

Có thể thân nhiệt sẽ cao hơn 37.5 độ C, còn đối với trẻ em sẽ sốt cao hơn hoặc bằng 38.5 độ C, xuất hiện trong 2 ngày đầu và có thể tự ngắt cơn sốt.

Triệu chứng kèm theo của tình trạng Covid 19 bao gồm:

  • Đau đầu, đau họng, đau các cơ

  • Thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi

  • Ho nhiều, hụt hơi, có thể khó thở

  • Mất vị giác và khứu giác

  • Các dấu hiệu về tiêu hóa như nôn buồn nôn, tiêu chảy

Đặc biệt cần lưu ý đến là 2 tình trạng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh trở nặng có thể dẫn tới tử vong.

Sốt thông thường

Đối với các trường hợp sốt thông thường, người bệnh cũng có thể sốt cao và xuất hiện từng cơn, kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng và hầu như không xuất hiện tình trạng phát ban.

Khó có thể phân biệt được sốt xuất huyết với các loại sốt khác chính vì vậy chỉ có thể phân biệt được bằng cách thực hiện các bước xét nghiệm. Có trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết nhưng chỉ sốt nhẹ nên không để ý nhưng từ ngày thứ 3 có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau.

Sốt rét

Tình trạng sốt rét và sốt xuất huyết có 1 điểm giống nhau do ban đầu phát bệnh đều là sốt cao và tình trạng rét run. Tuy nhiên cùng là bị muỗi đốt nhưng sốt xuất huyết sẽ khởi phát bệnh sau 4-5 ngày bị muỗi đốt còn đối với sốt rét sau khi muỗi đốt sau 10-15 ngày mới xuất hiện triệu chứng.

Sốt rét có thể kéo dài đến vài giờ tùy vào thân nhiệt của người bệnh

Sốt rét xuất hiện với giai đoạn sốt cao ngắn hơn nhưng xuất hiện các triệu chứng kèm theo nhiều hơn như đổ mồ hôi, đau xương khớp,...Sau khoảng thời gian này tình trạng sẽ trở lại cơn sốt thông thường với 3 giai đoạn là rét run, sốt nóng, vã mồ hôi.

Những cơn rét run có thể xuất hiện trong khoảng 15 phút hoặc 1 tiếng, nếu thân nhiệt tăng lên từ 30-40 độ C cơn rét có thể sẽ kéo dài hơn đến vài giờ. Bên cạnh đó, có thể nhìn thấy da có dấu hiệu vàng nhẹ.

Tình trạng sốt xuất huyết có thể mắc lại nhiều lần do có 4 thể khác nhau, vì vậy không nên chủ quan nghĩ rằng mắc một lần rồi sẽ không mắc lại, nó có thể mắc các thể còn lại.

Để có thể phân biệt đúng cơ thể đang mắc phải tình trạng nào, nên đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu để có được kết quả chính xác nhất và được bác sĩ hướng dẫn điều trị kê đơn. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992