KHI NÀO TRẺ CẦN UỐNG KHÁNG SINH, BỐ MẸ NHỚ LƯU LẠI NHÉ

06/04/2021 | 577 |
0 Đánh giá

Hiện nay có rất nhiều bố mẹ lạm dung kháng sinh cho trẻ trong các trường hợp không cần thiết. Cần lưu ý, trẻ dùng kháng sinh phải có chỉ định riêng của bác sĩ. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề dùng kháng sinh cho trẻ hiện nay của nhiều bậc phụ huynh như : Trẻ uống kháng sinh nhiều có bị sao không? uống kháng sinh nhiều bị tiêu chảy.....

Thienthanh Pharma sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn:
Khi nào thì trẻ cần dùng kháng sinh

  1.   Nhiều trường hợp đau họng, ho và chảy mũi nước không cần dùng kháng sinh

- Nếu trẻ bị đau họng, ho hoặc chảy mũi nước, bạn có thể muốn bác sĩ sử dụng kháng sinh. Nhưng trong đa số trường hợp, trẻ không cần kháng sinh để chữa trị các bệnh đường hô hấp. Thực tế kháng sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi. Điều đó có thể giải thích như sau:

    >>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY

Kháng sinh diệt vi khuẩn, không diệt được virus
•    Nếu con bạn bị nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể chữa lành. Nhưng nếu bị nhiễm virus thì kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh hay phòng bệnh cho người khác.
•    Cảm lạnh và cúm đều do virus gây ra
•    Viêm phế quản thường do virus gây ra, viêm phế quản là bệnh có ho rất nhiều đờm hoặc chất nhầy dính. Hít phải khói thuốc có thể gây ra viêm phế quản, nhưng thường không phải nguyên nhân do vi khuẩn. 
•    Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang cũng là virus. Triệu chứng bao gồm chảy nhiều nước mũi và chảy mũi sau. Nước mũi có màu không có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng.


   Kháng sinh không giúp ích trong điều trị virus và trong một vài trường hợp nhiễm trùng
•    Một số trường hợp cúm đều do nhiễm virus và vi khuẩn; khi đó, sử dụng kháng sinh là cần thiết. Đôi khi vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang. Nhưng ngay cả vậy thì nhiễm khuẩn cũng tự lành sau 1 tuần hoặc lâu hơn.
•    Nhiều nhiễm trùng tai thông thường có thể tự lành mà không cần kháng sinh.
•    Một số trường hợp viêm họng, như viêm họng do liên cầu, triệu chứng gồm sốt, đỏ mắt và khó nuốt. Tuy nhiên, phần lớn trẻ có những triệu chứng này thì không phải là viêm họng do liên cầu. Trẻ cần một step test để biết chính xác đó là viêm họng do liên cầu không, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.

           2.     Nguy cơ của kháng sinh

Tác dụng phụ của kháng sinh là nguyên nhân làm trẻ thường phải nhập khoa cấp cứu. Điều trị kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy hoặc nôn, và 5/100 trẻ bị dị ứng với kháng sinh. Vài trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Lạm dụng và sử dụng quá mức kháng sinh làm vi khuẩn thay đổi, nên các thuốc không còn hoạt động tốt để loại bỏ chúng. Hiện tượng này được gọi là “kháng thuốc”. Khi vi khuẩn kháng lại các loại thuốc điều trị, nhiễm trùng rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Điều trị nhiễm trùng có kháng thuốc gây tốn kém và rất khó chữa trị.
         3.    Khi nào trẻ cần sử dụng kháng sinh?
Trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh nếu:
+ Ho không cải thiện sau 14 ngày
+ Đã được chẩn đoán là viêm phổi hoặc ho gà
+ Các triệu chứng của viêm xoang không cải thiện sau 10 ngày, hoặc đã cải thiện nhưng nay các triệu chứng xấu trở lại
+ Nếu trẻ chảy nước mũi vàng - xanh và sốt từ 39oC trở lên trong vài ngày
+ Trẻ bị viêm họng do liên cầu, được chẩn đoán bởi test nhanh liên cầu hoặc do triệu chứng đặc trưng. Nếu nhiễm liên cầu không được chẩn đoán thì không cần thiết dùng kháng sinh. Không cần kiểm tra nếu trẻ có chảy mũi nước, ho kèm với viêm họng, đó là triệu chứng nhiễm virus.
+ Trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38oC trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nhi của bạn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng nên trẻ có thể phải được sử dụng kháng sinh.
Như vậy qua bài viết này bây giờ cha mẹ hay những người lớn đã hiểu rõ khi nào thì cho trẻ dùng kháng sinh rồi chứ.. Việc lạm dụng kháng sinh quá đà sẽ gây ra hiện tượng "kháng thuốc" nên mọi người cần lưu ý... 
          4 .    Nguyên tắc khi dùng kháng sinh cho trẻ

  •  Kháng sinh phải dùng đúng loại

- Kháng sinh phải do bác sỹ kê đơn. Đúng loại nghĩa là trẻ bị bệnh chỗ nào thì dùng kháng sinh chỗ đó, nhiễm khuẩn loại nào thì dùng kháng sinh trị vi khuẩn loại đó.
- Ví dụ, nếu trẻ bị lị a míp thì cần dùng kháng sinh Metronidazol,trẻ bị lị trực khuẩn thì dùng Ciprofloxacin. Nếu bé bị nhiễm khuẩn tiết niệu thì dùng kháng sinh Cefuroxim... Các mẹ cần tuân thủ đúng loại kháng sinh, không tự ý đổi thuốc, không tự ý mua kháng sinh  điều trị cho trẻ.

  •  Kháng sinh phải dùng đúng liều

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ cần làm những gì? 

Liều thuốc dùng ở trẻ em được tính theo 3 tiêu chí sau:
- Kilogam cân nặng (cân càng nặng thì liều dùng càng cao).
- Mức độ bệnh (bệnh càng nặng thì liều dùng càng cao).
- Mức độ đáp ứng với thuốc (bệnh đáp ứng điều trị kém thì liều dùng càng cao).
Liều này đã được bác sỹ tính toán và kê đơn, không nên tự ý điều chỉnh liều. Nếu có thắc mắc về liều thuốc, nên trao đổi với bác sỹ điều trị.

  • Kháng sinh phải dùng đủ ngày

- Số ngày điều trị kháng sinh dựa trên nguyên tắc bệnh lui dần. Theo nguyên tắc đó, số ngày dùng kháng sinh phải đạt được số ngày tối thiểu để đảm bảo vi khuẩn không tái phát lại.
- Thời gian tối thiểu dùng kháng sinh từ 5-7 ngày tùy loại kháng sinh. Có một số loại kháng sinh chỉ cần dùng ngắn ngày (3 ngày) ví dụ như kháng sinh Azithromycin (với trẻ bị viêm phổi 10mg/kg/ ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo 5mg/kg/ngày – uống một lần duy nhất trong ngày).
- Các mẹ không nên thấy con hết sốt, bớt ho, hết tiêu chảy mà vội vàng dừng thuốc.  Điều này có thể khiến việc điều trị gặp khó khăn thêm, vì vi khuẩn chưa bị diệt hẳn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.

  •  Kháng sinh cần theo dõi cẩn thận

Thuốc kháng sinh là thuốc có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng. Các mẹ cần theo dõi tình trạng bé 2 ngày dùng kháng sinh, nếu không có triệu chứng gì bất thường, mới tạm yên tâm về loại thuốc kháng sinh bé đang sử dụng, kể cả loại thuốc đó do bác sỹ kê đơn. Khi có dấu hiệu bất thường, cần thông báo cho bác sỹ ngay.

  •  Nên dùng kháng sinh gói hoặc hỗn dịch cho trẻ

- Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau: thuốc hỗn dịch (pha nước vào trong lọ 1 lần và dùng nhiều lần tiếp theo), thuốc gói, thuốc viên, thuốc tiêm.
- Dùng thuốc kháng sinh tại nhà cho bé nên dùng thuốc gói bột hoặc thuốc hỗn dịch. Dùng thuốc hỗn dịch là chuẩn nhất vì bé dễ uống, không lo ngại vấn đề hóc thuốc, dùng liều được tính theo kilogam cân nặng. Nhược điểm của thuốc hỗn dịch là giá thành cao hơn các loại thuốc khác.
- Hạn chế dùng kháng sinh dạng viên với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

  •  Kháng sinh cần được hòa tan kỹ

- Một số loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột trong lọ hỗn dịch hoặc trong gói, khi sử dụng cần được pha với nước. Lúc này, các mẹ cần hòa tan kỹ thuốc. Nếu hòa tan không kỹ, kháng sinh chưa tan đồng đều và bé sẽ bị uống sai liều, thường là bị tăng liều cao hơn.
- Thời gian lắc thuốc và hòa tan kéo dài từ 1-2 phút tùy từng thể tích và từng loại thuốc.
- Hòa tan kháng sinh bằng nước đun sôi để nguội để kháng sinh không bị phá hủy bởi nhiệt độ.


 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992